Ngành công nghệ thực phẩm từ lâu đã trở thành ngành chủ lực của nhiều trường đại học. Chính vì thế mà việc tuyển chọn sinh viên cũng trở nên gắt gao hơn. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ phân tích những ứng dụng thực tế, kèm theo đó là các trường đại học đang thực hiện việc tuyển sinh cho khối ngành này.
Ngành công nghệ thực phẩm được hiểu như thế nào?
Công nghệ thực phẩm có tên gọi theo Tiếng Anh là Food Technology. Đây là khối ngành nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản. Ngành học này thường được ứng dụng trong các lĩnh vực liên quan đến ăn uống hoặc an toàn thực phẩm. Mục đích chung của khối ngành này chính là tối ưu hóa dinh dưỡng trong các bữa ăn hằng ngày của người tiêu dùng.
Ngành công nghệ thực phẩm chuyên đào tạo các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về hóa học, sinh học, luật vệ sinh an toàn thực phẩm, các nguyên liệu cũng như quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm, cùng các phương pháp sản xuất thực phẩm.
Bên cạnh đó, học sinh còn được tìm hiểu thêm về cơ chế lắp đặt, vận hành dây chuyền sản xuất, quy tắc tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất và mọi vấn đề liên quan đến việc kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm. Những kiến thức này giúp sinh viên nắm rõ hơn về nhu cầu tuyển dụng của ngành trong đời sống xã hội.
Sinh viên theo học thường xuyên được tiếp xúc, thực hành trong phòng thí nghiệm để tập làm quen với việc phân tích thực phẩm, tự đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời thực hiện các quy trình chế biến, bảo quản thực phẩm từ thực phẩm tươi sống đến thức ăn sấy khô.
Chuyên ngành đào tạo của công nghệ thực phẩm
Ngành công nghệ thực phẩm có nhiều chuyên ngành nhỏ lẻ, giúp cho sinh viên có cơ hội làm được nhiều công việc hơn sau khi tốt nghiệp. Thông thường, sinh viên sẽ học chuyên ngành vào năm 2 hoặc năm 3 đại học.
Các môn đại cương của ngành công nghệ thực phẩm
Khi học các khối ngành liên quan đến công nghệ hay thực phẩm, các bạn sinh viên được làm quen với kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên. Những kiến thức này sẽ tạo nền tảng cơ bản, vững chắc giúp bạn có thể tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, chuyên sâu của ngành sau này.
Các môn đại cương thường được dồn vào học ở ba kỳ đầu tiên trong năm 1. Đa phần những môn học cơ bản này đều giống nhau ở các trường đào tạo. Chúng giúp sinh viên rèn luyện được khả năng tư duy, phân tích và phản xạ của não bộ.
Một số chuyên ngành của công nghệ thực phẩm
Sau khi đã học các kiến thức nền tảng, các bạn sẽ được bổ sung các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành. Những môn học này là cơ sở để doanh nghiệp quyết định có tuyển dụng bạn hay không, chúng giúp sinh viên rèn luyện năng lực phân tích, phản xạ, giải quyết các vấn đề liên quan đến sản xuất thực phẩm.
Sinh viên trải qua quá trình rèn luyện có thể tự tư duy, điều tra, nghiên cứu, thỏa sức sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp. Hiện nay ngành công nghệ thực phẩm có một số chuyên ngành như sau:
- Phân tích thực phẩm và phát triển sản phẩm.
- Chế biến thực phẩm và công nghệ hóa sinh dược phẩm.
- Hóa sinh, vi sinh học thực phẩm.
- Công nghệ sau thu hoạch.
- Quản trị chất lượng thực phẩm trong các khâu vận hành.
- Lên ý tưởng, thiết kế chuỗi vận hành các nhà máy chế biến.
- Quản lý chuỗi cung ứng và khám nghiệm, phân tích nguồn gốc thực phẩm.
- Quản lý chất lượng thực phẩm, quản lý quy trình sản xuất.
Những chuyên ngành trên có thể mang đến vô vàn cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Chính vì thế mà khối ngành công nghệ thực phẩm vẫn luôn có số lượng hồ sơ xét tuyển cao.
Ứng dụng công nghệ thực phẩm trong đời sống
Chuyên ngành công nghiệp được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong thời đại công nghiệp hóa- hiện đại hóa hiện nay, khó ai có thể phủ nhận được vai trò của ngành này trong việc phát triển đất nước.
Ứng dụng trong các khối ngành tái chế
Công nghệ thực phẩm được ứng dụng trong các ngành như: công nghiệp dệt, công nghiệp xà phòng, công nghiệp sản xuất bánh kẹo, công nghiệp mỹ phẩm, công nghiệp sản xuất rượu bia, nước giải khát… Chất bảo quản hay chất phụ gia được thêm vào là sản phẩm nghiên cứu của khối ngành công nghệ thực phẩm.
Tất cả các hóa chất từ đơn giản đến phức tạp đều có thể sản xuất bằng công nghệ sinh học. Ngành hóa chất được bổ trợ và liên quan mật thiết đến công nghệ thực phẩm. Các bánh xà phòng được bổ sung các enzyme, giúp tăng khả năng làm sạch cũng là sản phẩm kết hợp của hai ngành này.
Bên cạnh đó, công nghệ thực phẩm còn đưa ra giải pháp giúp xử lý chất thải từ việc sản xuất giấy, hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường. Chất thải của việc chế tạo giấy được xử lý bằng hóa chất sinh học, tránh tồn đọng và thải ra bên ngoài môi trường sống.
Cuối cùng, chuyên ngành công nghệ thực phẩm còn được ứng dụng trong việc khai thác khoáng sản, các sản phẩm sinh học được dùng để xử lý ô nhiễm kim loại. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu còn dùng sinh vật để lọc lấy kim loại quý hiếm mà không cần trải qua nhiều công đoạn tốn kém.
Ứng dụng chất bảo quản trong thực phẩm
Công nghệ thực phẩm còn được ứng dụng trong việc bảo quản thực phẩm, giúp giữ được độ tươi ngon, bền vị của thực phẩm theo thời gian. Việc chế biến các chất bảo quản sao cho an toàn, không gây ảnh hưởng đối với sức khỏe người tiêu dùng là mục tiêu chung của ngành.
Đối với các loại thực phẩm khô, dùng các phương pháp thông thường như phơi nắng, sấy, hong khô, chúng có thể khiến thực phẩm bị mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng. Lúc đó, công nghệ đông khô đã ra đời giải quyết được vấn đề nan giải này.
Tuy nhiên, công nghệ này lại yêu cầu cao về trang thiết bị và máy móc kỹ thuật, chính vì thế các doanh nghiệp thường sử dụng một công nghệ nữa, đó chính là tẩm ướp. Các nhân viên sẽ tiến hành sử dụng muối và đường tẩm ướp và thực phẩm để ức chế vi khuẩn sinh sôi.
Một ứng dụng khác của ngành công nghệ thực phẩm trong việc bảo quản thức ăn chính là việc lên men thực phẩm, tức là ngâm dấm và lên men chua. Công nghệ này cần phải có sự kết hợp với quy trình đóng hộp và bao gói kín thì mới giữ thực phẩm được lâu.
Khối xét tuyển và các trường đang tuyển sinh
Nhận ra được vai trò, tầm quan trọng của ngành công nghệ thực phẩm đối với đời sống sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay có rất nhiều trường thực hiện tuyển sinh và đào tạo ngành này, cụ thể như:
Các khối thi
Khối ngành thực phẩm có mã ngành là 7540101, chỉ xét tuyển một số tổ hợp môn nhất định. Bạn cần tìm hiểu rõ để tự định hướng cho mình và chọn cách ôn thi phù hợp. Các tổ hợp môn đó là:
- Tổ hợp khối A: Toán, Lý, Hóa.
- Tổ hợp môn khối B1: Toán, Hóa, Sinh.
- Tổ hợp môn khối B2: Toán, Hóa, Anh.
- Tổ hợp môn khối D: Toán, Anh, Khoa học tự nhiên.
Bên cạnh khối xét tuyển, bạn cần phải quan tâm thêm về phương thức tuyển sinh chính của trường. Nếu như đủ điều kiện, bạn có thể chọn phương thức tuyển thẳng hoặc xét tuyển ưu tiên để tạo ưu thế cho mình. Đa số các trường đều có 3 phương thức tuyển sinh là:
- Xét tuyển thẳng, ưu tiên sinh viên đã tốt nghiệp.
- Hình thức xét tuyển dựa trên điểm trung bình 5 kỳ học.
- Xét tuyển dựa trên kết quả thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Khối ngành thực phẩm có số điểm tuyển sinh của các năm dao động từ 21- 24 đối với các trường công lập và từ 18 điểm đối với các tường tư thục. Bạn có thể cân nhắc khả năng của mình để lựa chọn ngôi trường phù hợp nhất.
Trường đại học chuyên đào tạo ngành công nghệ thực phẩm
Ngành CNTP khá hot, vì thế các doanh nghiệp luôn trong tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực. Nhằm đáp ứng nhu cầu này, các trường đại học đã thêm khối ngành công nghệ này vào chương trình đào tạo của mình.
- Đối với khu vực miền Bắc: Đại học Bách khoa Hà Nội; Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội.
- Đối với khu vực miền Trung: Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng; Đại học Nông lâm – Đại học Huế.
- Trong khu vực miền Nam: Đại học Cần Thơ; Đại học Công nghệ TP HCM; Đại học Bách khoa; Đại học Công nghệ Sài Gòn; Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu; Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM; Đại học Quốc tế Hồng Bàng; Đại học Hoa Sen, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM; Đại học Nông lâm TP.HCM.
Triển vọng việc làm và kinh nghiệm sau khi tốt nghiệp
Ngành công nghệ thực phẩm được đánh được nhiều chuyên gia đánh giá là tiềm năng và có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Chính vì thế mà sinh viên ra trường sẽ có cơ hội việc làm lớn cùng với mức lương hấp dẫn. Cử nhân của ngành này có thể nộp đơn xin việc ở nhiều công ty, doanh nghiệp khác nhau với nhiều vị trí tuyển dụng như:
- Vị trí nhân viên tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm.
- Nhân viên bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm trong, làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu.
- Nhân viên nghiên cứu, phân tích làm việc tại các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực thực phẩm.
- Kỹ thuật viên công tác tại những đơn vị liên quan đến lĩnh vực chế biến, bảo quản, nâng cao chất lượng thực phẩm.
- Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, thực tập sinh tại các trung tâm dinh dưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nhân viên giám định làm việc trong phòng thí nghiệm của nhà máy, nhân viên quản lý phân xưởng, kiểm định chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Giảng viên dạy học tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu về thực phẩm và công nghệ sản xuất thực phẩm.
- Tự thành lập doanh nghiệp chuyên kinh doanh trong ngành thực phẩm.
Kết luận
Ngành công nghệ thực phẩm đòi hỏi tính chuyên môn, sự tỉ mỉ cao và thái độ nghiêm túc, yêu thích hóa phẩm màu. Có thể nói khối ngành này sẽ góp phần sáng tạo nên nhiều hóa chất mới. Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu được khối xét tuyển và trường đại học đào tạo chuyên ngành này, chúc bạn tìm được cho mình một ngôi trường phù hợp.