Tự động hóa là cụm từ ám chỉ sự nâng cao công nghệ vào hệ thống máy móc sử dụng phổ biến trong sản xuất và chế tạo. Mục đích là giảm bớt sự hao hụt thể lực cho nhân công. Xu hướng phát triển của thời đại và đóng vai trò quan trọng ở Việt Nam. Đất nước chúng ta đang chuyển mình và vào giai đoạn hội nhập với thế giới. Thực tế chứng minh, bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng cần đến quá trình này.
Tự động hoá là như thế nào?
Tự động hoá được hiểu là ứng dụng các công nghệ hiện đại vào việc sản xuất, cung cấp hàng không cần nhiều can thiệp của con người. Những công việc trước đây tốn nhiều công sức của nhân công sẽ thay thế bằng kỹ thuật công nghệ hiện đại.
Khái niệm tự động hóa rất quen thuộc với những ai làm bên lĩnh vực kỹ thuật. Từ năm 1947, từ “tự động” đã trở nên phổ biến khi Tập đoàn General Motors của Mỹ bắt đầu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các ngành công nghiệp của đất nước.
Nhiều định nghĩa khác nhau về việc chuyển đổi công nghệ này như cơ bản:
“Tên tiếng Anh là automation tức là ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các quy trình công nghiệp nhằm chuyển hết các hoạt động của con người sang cho máy móc” hay “quy trình thủ tục sản xuất không cần sự hỗ trợ từ con người”. Tóm lại, việc tự động là ứng dụng công nghệ vào sản xuất vào các lĩnh vực vận tải, sản xuất, quốc phòng,… Gần đây nhất được sử dụng trong công nghệ thông tin.
Vai trò của tự động hoá trong sản xuất
Tự động hóa giúp con người tiến tới nền văn minh công nghệ. Nhờ vậy, doanh nghiệp tăng cường được sự an toàn, thúc đẩy việc sản xuất, tiết kiệm thời gian vận hành, giảm nhân công và hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh với đối thủ.
Tất cả các lợi ích mà tự động mang đến sẽ giúp các công ty có năng suất cao, hoạt động hiệu quả và có nhiều lợi nhuận. Các lợi ích mà tự động mang lại như sau:
Đảm bảo sự an toàn
An toàn ở đây chính là vấn đề quan trọng để bảo vệ doanh nghiệp, người lao động và khách hàng. Tự động hóa giúp các quy trình sản xuất dễ ra an toàn bằng cách thay thế các thiết bị cũ đã lỗi thời. Máy móc tự động thực hiện nhiệm vụ của mình mà không cần đến sự can thiệp của con người.
Tự động hóa sẽ tiết kiệm thời gian
Bình thường, công nghệ tự động hóa còn cho phép các dây chuyền sản xuất hoạt động nhanh chóng, hiệu quả và hạn chế sai hỏng đến mức thấp nhất. Điều này có nghĩa công ty sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhanh hơn, đáp ứng hoặc thậm chí là vượt ra ngoài sự mong đợi của khách hàng.
Sản xuất chất lượng
Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất nhanh hơn khi ứng dụng tự động hóa vào quy trình. Sự hoàn hảo của sản phẩm còn cộng thêm các vấn đề sai sót của dây chuyền giảm thiểu đáng kể. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm cao hơn. Đây là tất cả những gì mà hệ thống tự động mang lại cho con người.
Giảm nhân công lao động
Tự động hóa là giải pháp hiệu quả trong việc giams sát thiết bị và tài sản. Trong nhiều lý do áp dụng, công nghệ thay thế con người giám sát được 24/24, dữ liệu cần thiết còn được ghi lại theo khoảng thời gian lập trình mà không cần đến con người. Điều này có nghĩa kỹ thuật viên có thể làm nhiệm vụ khác cao cấp hơn trong khi hệ thống giám sát đã được cải thiện tốt.
Giảm chi phí
Tự động hóa giảm các yêu cầu khẩn cấp và thời gian hoạt động, từ đó sẽ giảm chi phí cho tổ chức của bạn. Việc sản xuất được thúc đẩy và đạt hiệu quả cao. Như vậy, doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn mà mức tài chính giảm đáng kể.
Ứng dụng của tự động trong ngành sản xuất
Tự động hóa trong công nghiệp là áp dụng công nghệ kỹ thuật vào hệ thống máy móc sử dụng trong chế tạo và sản xuất. Mục đích là hạn chế thủ tục do con người thực hiện. Tự động được nhiều công ty và một số ngành công nghiệp áp dụng tạo ra quy trình sản xuất hiệu quả nhờ áp dụng công nghệ hiện đại.
Các khía cạnh của công nghiệp đang thay thế con người. Điều này cho phép một hoạt động lặp đi lặp lại và chính xác tuyệt đối, không lỗi và giải phóng sức lao động của con người. Vậy chúng ta sẽ điểm qua ứng dụng của tự động vào sản xuất:
Các thành phần tự động hóa trong công nghiệp
Tự động hóa đang được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất và dây chuyền lắp ráp, gia công cơ khí cũng như ứng dụng kiểm tra, QC, dụng cụ đo. Các thành phần cốt lõi của tự động trong công nghiệp gồm:
- Robot công nghiệp (YASKAWA, ABB, UNIVERSAL,…)
- Biến tần, Servo, Drive (Panasonic, Yaskawa, Mitsubishi,…)
- PLC – màn hình HMI (Rockwell, ABB, Siemens, Omron, Panasonic, Schneider, Detal,…)
- Đầu đo nhiệt độ, cảm biến áp suất, nồng độ, hành trình
- Camera chụp tự động, các cơ cấu chấp hành như van, xylanh, động cơ, thiết bị đóng cắt,… hay thiết bị cảnh báo như LCD, LED
- Những bộ điều khiển tích hợp thêm các bộ vi xử lý hay trí tuệ nhân tạo đang ở mức độ tinh vi hoàn hảo và có đột phá không ngừng trong công nghệ.
Các ngành công nghiệp áp dụng tự động hóa phổ biến
Nhiều ngành công nghiệp có thể hưởng lợi từ việc tự động hóa. Một trong số đó có các công ty lớn chuyên về sản xuất, nhà máy giấy, nhà máy thép,… đã tận dụng công nghệ vào quy trình của mình. Dưới đây là một số ngành công nghiệp đã sử dụng tự động vào việc sản xuất của mình:
Sản xuất
Tự động công nghiệp theo nhiều hướng để lắp ráp hay tạo ra một sản phẩm, giám sát nhiệm vụ hay quản lý mức tồn kho.
Khoan dầu khí
Liên quan đến các trạm ở xa và ngoài khơi, vì vậy tự động rất hữu ích trong ngành công nghiệp này. Cảm biến cùng các thiết bị giám sát sẽ giảm thiểu nguy cơ tiềm ẩn.
Trong các nhà máy giấy
Sản phẩm được sản xuất hàng loạt, kiểm tra thiết bị. Người vận hành sẽ có cái nhìn tuyệt vời ở toàn bộ hệ thống sản xuất của nhà máy.
Nhà máy thép sử dụng tự động hóa
Tự động có nhiệm vụ điều khiển phân cấp trong các nhà máy thép. Công nghệ được áp dụng trong hệ thống tích hợp quản lý và kiểm soát toàn bộ nhà máy.
Vận chuyển
Tự động từ lâu đã có một vị trí nhất định trong ngành hàng không. Điển hình là lái tự động trên máy bay phản lực thương mại. Hiện tại, tự động đang hướng đến điều khiển phương tiện tự vận hành ở cấp độ thương mại.
Phân phối
Một sản phẩm sau khi hoàn thành sản xuất sẽ được phân phối. Kỳ vọng của tất cả doanh nghiệp là giao hàng nhanh. Do đó, việc tự động trong lĩnh vực phân phối giúp quản lý việc vận chuyển và phân phối sản phẩm tốc độ nhanh hơn.
Như vậy, ta đã tìm hiểu việc ứng dụng tự động vào một số ngành công nghiệp. Khi có tự động thì mọi việc từng khâu sẽ tốt hơn. Nhờ vậy, doanh nghiệp tăng cường sản xuất và đạt doanh số như mong muốn. Ngày nay, doanh nghiệp nào không áp dụng tự động là coi như đang thụt lùi và dễ dẫn đến thất bại khi cạnh tranh.
Thưc trạng ứng dụng tự động tại Việt Nam như thế nào?
Tự động hóa có vai trò quan trọng như vậy nên ở Việt Nam, mọi lĩnh vực cũng đang tận dụng triệt để nhất có thể. Cụ thể môi trường tự động ở nước ta trong từng lĩnh vực như sau:
Sản xuất nông nghiệp
Năm 2013, Công ty sữa Vinamilk đã vận hành “siêu nhà máy” tại Bình Dương với hệ thống sản xuất hoàn toàn tự động bằng robot. Tại đây, các robot được lập trình điều khiển toàn bộ quá trình từ nguyên liệu đến đóng gói thành phẩm mà không cần đến sự trợ giúp của con người. Nhà máy tích hợp công nghệ tương đương với các nhà máy hiện đại trong khu vực và trên thế giới. Vinamilk còn đưa cả robot vào khâu chăn nuôi bò sữa. Quy trình cung ứng nguồn sữa sạch và an toàn.
Năm 2017, công ty cung cấp trứng gia cầm Ba Huân đầu tư hệ thống tự động 100% của hãng Moba của Hà Lan. Với công nghệ tiên tiến này, công nghệ sản xuất trứng lên đến 65.000 quả/giờ. Tập đoàn Dabaco Việt Nam cũng đã đưa dây chuyền tự động trong việc xử lý trứng của Hà Lan vào vận hành từ năm 2016. Mỗi năm, doanh nghiệp này cung cấp ra thị trường lên đến 200 triệu quả trứng gia cầm.
Trong y tế
Lĩnh vực y tế cũng áp dụng tự động hóa để hoạt động phục vụ bệnh nhân được tốt hơn. Điển hình năm 2014, Bệnh viện Nhi trung ương đã đưa Trung tâm phẫu thuật nội soi nhi khoa có sự trợ giúp của robot. Đây là cơ sở y tế đầu tiên trên cả nước đã áp dụng kỹ thuật mổ nội soi bằng robot. Việt Nam cũng là quốc gia đi đầu và xếp thứ 2 châu Á khi vận hành trung tâm kiểu này.
Cuối năm 2016, bệnh viện Bình Dân ở TP.HCM cũng đã bắt đầu sử dụng robot trong phẫu thuật trên người lớn tại Việt Nam. Phẫu thuật sử dụng robot có nhiều ưu điểm giúp giảm thiểu sai sót và hoàn thiện kỹ thuật mổ của bác sĩ trước đây. Quy trình mổ được lập trình sẵn nên cho sự chính xác đến tuyệt đối.
Trong tháng 10/2017, bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã đưa robot Da Vinci (do Hoa Kỳ sản xuất và được đánh giá là robot phẫu thuật hiện đại nhất thời điểm 2017). Robot có nhiệm vụ thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân mắc bệnh:
- Ung thư tuyến tiền liệt;
- Ung thư thận; Ung thư đại tràng – trực tràng;
- …
Ở Việt Nam dù vẫn chưa áp dụng tự động rộng rãi nhưng đã thấy được tiềm năng phát triển. Con người khi có tự động hỗ trợ sẽ nhàn hơn và tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng.
Kết luận
Trong mọi lĩnh vực của đời sống, tự động hóa góp mặt sẽ giúp con người được phục vụ tốt nhất. Tuy nhiên, công nghệ kỹ thuật hiện đại vẫn chưa phổ biến mấy dù mang nhiều ưu điểm. Vì vậy, các chuyên gia của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung hãy nghiên cứu và nhanh tận dụng để các lĩnh vực đều có tự động.