Chắc hẳn khi trong chúng ta nhắc tới công nghệ VAR thì hầu như là ai cũng đã từng nghe qua nó trong các lĩnh vực bóng đá Euro, World Cup hoặc ở các giải đấu bóng đá lớn. Có thể nói công nghệ này đã được sử dụng rất nhiều và rất được ưa chuộng hiện nay. Vậy hãy cùng tìm hiểu công nghệ VAR là gì? Những đặc điểm cũng như tính năng của thiết bị hiện đại này.
Công nghệ VAR là gì?
VAR (Video Assistant Referee) là một loại công nghệ giúp hỗ trợ trọng tài bằng video. Hiện tại, công nghệ hiện đại này đang được sử dụng để giúp hỗ trợ, giúp các trọng tài bóng đá có thể nắm bắt tình hình trận đấu và đưa ra được những quyết định chính xác nhất trong những trường hợp có thể gây tranh cãi.
Đầu tiên, hệ thống VAR đã được thử nghiệm đầu tiên tại Anh và ở trong một vài trận bóng đá ở Đức và Ý. Cho đến năm 2018, lần đầu tiên công nghệ VAR này đã được áp dụng chính thức ở trong một kỳ World Cup.
VAR, đúng với ý nghĩa của nó chính là được sử dụng để giúp cho các trận đấu được công bằng minh bạch hơn. Trên thực tế, thì sự xuất hiện của công nghệ VAR này sẽ mang đến cho lĩnh vực thể thao một số khía cạnh cô cùng tích cực, nhất chính là giúp làm sáng tỏ hơn trong các tình huống liên quan đến bàn thắng.
VAR được dùng trong các trường hợp nào?
VAR sẽ chỉ được sử dụng ở trong một số ít các tình huống nhất định ở trong cùng một trận đấu. Những tình huống này sẽ bao gồm như là: Quả đá phạt 11m, xác định các lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng đến trận đấu, bàn thắng và cuối cùng là thẻ đỏ trực tiếp.
Xác định bàn thắng
Khi ở trong một trận đấu và có một đội bạn khiếu kiện về một bàn thắng hợp lệ, khi này công nghệ VAR sẽ được sử dụng để có thể phát hiện ra các lỗi việt vị, hay là kéo áo và với những lỗi khác trong quá trình cầu thủ ghi bàn. Ngay sau khi cầu thủ dù chỉ phạm lỗi việt vị có vài cm, thì bàn thắng của cầu thủ đó cũng sẽ không được trọng tài chấp nhận.
Nhận thẻ đỏ trực tiếp
Ở trong những hành vi gây chấn thương hoặc những tình huống quá bạo lực sẽ bị ngăn chặn bởi ban tổ chức điều hành VAR. Tuy nhiên hình thức dùng VAR sẽ chỉ được áp dụng đối với các tình huống người chơi nhận thẻ đỏ trực tiếp và không phải áp dụng với những thẻ vàng thứ 2.
Nhận diện được các sai lầm của cầu thủ
Ở trong các tình huống thực tế, thì đôi khi các vị trọng tài cũng sẽ mắc phải không ít những sai lầm. Điển hình đó là ở trong trận đấu giữa câu lạc bộ Arsenal và Chelsea vào đầu năm 2014. Oxlade Chamberlain của câu lạc bộ Arsenal chính là cầu thủ phạm lỗi với đối thủ nhưng chính vị trọng tài này lại bất ngờ đuổi cầu thủ Kieran Gibbs, là một cầu thủ thuộc đội khác nhưng cũng có nét giống với Chamberlain.
Với VAR, thì những sai lầm của các vị trọng tài này hoàn toàn có thể được sửa chữa một cách dễ dàng. Tuy vậy, thì VAR cũng có những mặt hạn chế nhất định đó chính là để đảm bảo không làm gián đoạn trong cuộc chơi.
Khi chúng ta muốn xem lại một trong những tình huống đã được kể ở trên. Khi này vị trọng tài chính sẽ đưa tay và vẽ ký hiệu hình chữ nhật vào một khoảng không ở phía trước nhằm ám chỉ chiếc màn hình TV nhỏ đặt ở phía bên ngoài sân.
Tại các khu vực đặt màn hình này, thì vị trọng tài chính sẽ cùng nhau trao đổi với tổ trọng tài bên trong VAR và tiến hành xem kỹ lại các tình huống ở nhiều những góc quay khác nhau, bao gồm cả những góc quay từ các camera siêu chậm sau đó thì vị trọng tài chính sẽ phải trực tiếp đưa ra cho mình một quyết định cuối cùng của mình để quyết định trận đấu.
Vì sao VAR quan trọng trong bóng đá
Công nghệ VAR hiện đang là một trong những xu hướng đi đầu trong công cuộc phát triển nền bóng đá kỷ luật ngày càng đi lên, chúng có vai trò vô cùng quan trọng để quyết định một vài các tình huống mà vị trọng tài không thể xử lý được. Và để có thể giúp các bạn hiểu được tầm quan trọng của VAR trong bóng đá thì sau sẽ là một vài trường hợp sử dụng công nghệ VAR nhằm giúp thể hiện rõ được điều này.
- Trọng tài ở trên sân nhận sẽ nhận được tín hiệu từ các vị trọng tài video thông qua một chiếc tai nghe gắn sát lỗ tai. Sau đó, ông sẽ thực hiện ra hiệu lệnh tạm dừng trận đấu và cho các cầu thủ trên sân biết rằng có một quyết định đang phải được xem xét. Nếu nhận định trong tình huống này không có lỗi, trọng tài sẽ cho phép trận đấu được tiếp diễn.
- Trường hợp trọng tài sử dụng VAR: Lúc này, vị trọng tài chính ở trên sân sẽ ra hiệu bằng cách vẽ ra một hình chữ nhật ngang mặt. Các trọng tài video sẽ đánh giá lại những tình huống rồi gửi tới cho trọng tài chính, bởi vì sẽ là người ra quyết định cuối cùng.
- Ở trong trường hợp này, trọng tài trợ lý video sẽ gợi ý cho vị trọng tài chính xem lại tình huống bằng một màn hình vừa đủ đặt sát sân bóng. Trọng tài sẽ tiến hành kiểm tra nhanh vì không thể để trận đấu được diễn ra trong lúc phải chờ sự trợ giúp từ tổ VAR.
Cách thức xử lý hoạt động của công nghệ VAR?
Sau khi đã biết được các khái niệm về VAR là gì, thì sau đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về cách thức mà hệ thống này được vận hành. Thường thì ở mỗi sân vận động thuộc đăng cai các trận đấu sẽ được FIFA cho lắp đặt tổng cộng là 33 camera. Tới vòng đấu knock-out, thì sẽ được lắp thêm 2 camera quay siêu siêu chậm nữa sẽ được đặt tại phía sau các cầu môn của mỗi đội.
Công nghệ VAR này gồm có 2 camera sẽ được giao nhiệm vụ chuyên theo dõi những tình huống bắt lỗi việt vị. Trong trận đấu có sự góp mặt giữa Tây Ban Nha và Morocco, hệ thống camera bắt việt vị của VAR đã phát huy được công dụng khi công nhận chính bàn thắng gỡ hoà của đội tuyển Tây Ban Nha vào những phút bù giờ cuối cùng trận đấu.
Toàn bộ những tình huống được diễn ra trên sân sẽ được các chuyên gia camera ghi hình. Sau đó là truyền trực tiếp chúng tới một trung tâm đặc biệt được đặt tại thủ đô Moskva được gọi chung là VOM.
Các trợ lý trọng tài video sẽ tập trung quan sát những tình huống được quay chậm để có thể thông báo cho vị trọng tài chính. Mỗi khi phát hiện được ra những lỗi có thể bị bỏ qua hoặc các trường hợp mà trọng tài chính cần phải xin thêm các ý kiến về những tình huống nhạy cảm trên sân. Sau khi đã tham vấn ý kiến, quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra và vẫn thuộc về phía trọng tài chính.
Sự phổ biến của công nghệ VAR hiện nay?
Đối với một công nghệ đại này thì chúng ta sẽ nghĩ chúng đã được phổ biến ở trên toàn thế giới một cách dễ dàng rồi phải không? Nhưng không, sự thật thì chúng có những lý do vô cùng đặc biệt khiến cho việc phát triển ra toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng là một điều còn khá xa vời. Vậy những điều gì đã làm ảnh hưởng đến sự phổ biến của công nghệ VAR hiện nay tại thị trường Việt Nam.
Chi phí tương đối đắt
World Cup 2018 đã đánh dấu cho sự xuất hiện của công nghệ VAR, một bước ngoặt đã làm thay đổi mãi mãi đi nền bóng đá thế giới. Ban đầu, đã có rất nhiều ý kiến chỉ trích vào công nghệ trọng tài video. VAR thậm chí còn được nhiều người mô tả như một “cái tát vào mặt khán giả”, chính vì sự chậm trễ cùng với những gián đoạn trong trận đấu đã làm ảnh hưởng đến sự trải nghiệm của những người hâm mộ.
Theo thời gian, từ những ảnh hưởng của ban giám đốc FIFA, các liên đoàn bóng đá các châu lục cũng phải áp dụng VAR vào những giải đấu thường niên một cách chính thức. Từ đó trở đi thì công nghệ này sẽ ngày càng mở rộng ở các giải vô địch quốc gia. Nhưng không phải là mọi liên đoàn bóng đá ở các quốc gia nào cũng sẽ đưa VAR vào tham gia hoạt động. Đó là bởi vì chi phí để vận hành luôn rất cao.
Ở các giải đấu lớn luôn nâng cấp chất lượng camera và có các phòng giúp điều hành VAR qua đó đáp ứng kịp được tốc độ của trận đấu. Chính vì thế, nên chi phí cho VAR sẽ có sự chênh lệch rất lớn đối với các quốc gia. Ví dụ như giải Premiership của Scotland vừa được áp dụng VAR và chi phí xây dựng mà các đội bóng phải chịu đó là 1,44 triệu USD ở mỗi mùa.
Chi phí VAR ở khu vực Châu Á
Công nghệ VAR đã sớm được đưa vào hoạt động ở khu vực châu Á, với các giải bóng đá được tổ chức vô cùng lớn như: Trung Quốc, Nhật Bản, Iran, Hàn Quốc, Saudi Arabia, UAE, Thái Lan. Và chỉ riêng ở giải hạng Nhì của bóng đá Hàn Quốc đã phải tiêu tốn khoảng 6.000 USD cho mỗi trận có công nghệ VAR, điều đó có nghĩa là trên 1,2 triệu USD/mùa.
Mức phí này chính là một trở ngại vô cùng lớn đối với các giải bóng đá hạng hai khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam của chúng ta. Trong khi đó, các giải đấu lớn nhất của Hàn Quốc – K-League thì lại được trang bị VAR với tổng cộng 12 camera (có thể tăng thêm số lượng tùy vào các hãng truyền hình tại đây).
Giải vô địch bóng đá Thái Lan yêu cầu các CLB của mình phải tự chịu khoản chi phí dành cho VAR. Con số mà các đội bóng này phải bỏ ra cho mỗi trận đấu đó là vượt hơn 2.300 USD/trận.
Năm ngoái, bóng đá quốc gia Malaysia đã từng nghiên cứu về việc có thể sử dụng công nghệ trọng tài video có mặt tại Thái Lan. Theo như tính toán, thì chi phí lắp đặt VAR trong một SVĐ lớn thi đấu Super League có thể sẽ lên tới 150.000 USD. Tổng chi phí cho toàn bộ 12 sân đó là 1,8 triệu USD.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ trên đây, bạn đọc đã có cho mình được những thông tin vô cùng hữu ích về vấn đề công nghệ VAR là gì? Cách hoạt động và kỹ năng sử dụng VAR. Qua đó giúp các bạn có cái nhìn mới mẻ về một công nghệ vô cùng tiên tiến này trên toàn thế giới.