Màn hình điện thoại cảm ứng được xem là một trong những phát minh vĩ đại nhất của mọi người đại. Kể từ khi màn hình cảm ứng ra đời đã mở ra một kỷ nguyên công nghệ mới cho thế giới. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của chiếc màn hình siêu hiện đại này nhé!
Tìm hiểu về màn hình điện thoại cảm ứng là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản màn hình điện thoại cảm ứng là một loại màn hình được sử dụng cho các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng… có khả năng hỗ trợ cho người dùng điều khiển thiết bị chỉ bằng thao tác chạm tay hoặc bút cảm ứng. Với công nghệ này thì bàn phím và các nút bấm trên điện thoại hay máy tính có thể được giản lược đi.
Ngoài ra, màn hình cảm ứng còn giúp thao tác trở nên trực quan và rõ ràng hơn, giúp xử lý thông tin nhanh hơn, rút ngắn thời gian tương tác và cách nhập liệu truyền thống. Hiện nay có nhiều sản phẩm màn hình điện thoại cảm ứng ra đời, trước kia màn hình này chỉ cho phép hoạt động bằng tay trơn hoặc bút cảm ứng nay đã xuất hiện một số phân loại cho phép người dùng có thể thao tác khi đeo găng tay.
Ngoài ra, với màn hình điện thoại cảm ứng người dùng còn có thể tùy chỉnh các hiển thị trên màn hình như phóng to/ thu nhỏ hình ảnh, di chuyển và sắp xếp các ứng dụng hiển thị… Ngoài điện thoại hay máy tính bảng, màn hình cảm ứng còn được sử dụng phổ biến trong máy chơi game Nintendo, hệ thống điểm bán hàng (POS) hay cả laptop và các thiết bị trợ lý kỹ thuật số cá nhân PDA và một số đầu đọc điện tử khác.
Cấu tạo của chiếc màn hình điện thoại cảm ứng
Hiện nay trên thị trường có hai loại màn hình điện thoại cảm ứng cơ bản là cảm ứng điện trở và cảm ứng điện dung. Công nghệ màn hình cảm ứng điện trở đã xuất hiện từ rất lâu và dần bị lỗi thời vì các hạn chế còn tồn tại đến ngày nay.
Do đó, hiện nay màn hình cảm ứng điện dung đa điểm đang là lựa chọn phổ biến nhất trên thị trường. Kết hợp với tấm nền TFT hay IPS và một lớp kính cường lực để tăng khả năng chịu được va đập rất tốt.
Màn hình cảm ứng điện trở
Đây là công nghệ hoạt động dựa trên áp lực của tay hoặc bút cảm ứng tác động lên màn hình để thực hiện thao tác. Cấu tạo của loại màn hình cảm ứng điện trở sẽ gồm có 2 lớp: lớp dẫn xuất điện (một lớp kính/ nhựa acrylic mỏng bao phủ 2 lớp tương tác) và lớp cảm biến điện trở.
Giữa 2 lớp này là một lớp đệm mà mắt thường không thể thấy được. Trên bề mặt của mỗi lớp tương tác sẽ được phủ một lớp ITO để dẫn truyền dòng điện qua 2 lớp này. Lớp dẫn điện và lớp điện trở của màn hình điện thoại cảm ứng có nhiệm vụ dò áp lực của ngón tay hay của bút cảm ứng tác dụng lên mặt màn hình.
Nhìn chung công nghệ này khá hữu dụng và đã được sử dụng nhiều trong khoảng thời gian đầu của màn hình cảm ứng. Các màn hình cảm ứng điện trở có đặc điểm là giá thành rẻ và có độ bền cao nên thường được ứng dụng cho các thiết bị cảm ứng công cộng.
Đối với thế giới công nghệ như điện loại, máy tính… thì màn hình cảm ứng điện trở đã dần bị lỗi thời và thay thế bởi những hạn chế còn tồn tại. Ở khoảng thời gian trước đây thì loại màn hình này được sử dụng khá phổ biến cho các sản phẩm như Nokia N97, HTC Touch Diamond…
Màn hình cảm ứng điện dung
Màn hình điện thoại cảm ứng điện dung được cấu tạo từ nhiều lớp mà các nhà sản xuất khác nhau thì sẽ có cơ cấu số lớp khác nhau, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo lớp dưới cùng là tấm nền hỗ trợ hiển thị.
Tấm nền hỗ trợ hiển thị sẽ được phủ một lớp hỗn hợp dẻo phù hợp với độ mềm hay cứng khác nhau của từng màn hình. Lớp phía trên tấm nền hỗ trợ hiển thị là lớp để tạo độ sáng màn hình, tiếp theo đó là tấm nền IPS (hoặc TFT) và lớp trên cùng là lớp cảm ứng. Tùy theo nhu cầu của người sử dụng mà có thể dán thêm một lớp cường lực hoặc lớp nhựa dán để bảo vệ màn hình.
Lớp bảo vệ trên cùng được dán trên mặt cảm ứng thường sẽ được sử dụng đa phần là Gorilla Glass và Dragontrail. Hai loại này đều được cấu tạo từ hợp kim kiềm và aluminosilicate, kính mỏng nhưng có độ bền cao hơn rất nhiều so với kính thông thường, và có khả năng bảo vệ màn hình điện thoại chống va đập tốt hơn.
Màn hình điện thoại cảm ứng điện dung đa điểm
Nhờ sự ứng dụng tuyệt vời của cảm ứng điện dung mà ngày càng nhiều người tiêu dùng lựa chọn sử dụng công nghệ này. Do đó, công nghệ cảm ứng điện dung không ngừng được nghiên cứu và phát triển để cải thiện các hạn chế và đáp ứng nhu cầu của người dùng: mỏng, gọn nhẹ, nhạy hơn và sắc nét hơn.
Các nhà nghiên cứu và sản xuất đã áp dụng công nghệ In-cell cho màn hình điện thoại cảm ứng. Ứng dụng này sẽ giảm bớt lớp kính, và tăng lớp màn LCD kết hợp với tấm cảm cứng thành một. Đồng thời cảm ứng điện dung còn được cải tiến để có thể chịu được khả năng va đập và chống trầy xước tốt hơn.
Thay vì nhựa người ta đã sử dụng Gorilla Glass – loại chính cường lực mỏng nhẹ và siêu bền cho hầu hết các smartphone hiện nay. Ngoài ca còn có kính Sapphire dùng cho mặt kính camera, và touch ID với khả năng chống trầy và chống mờ cực tốt, màn hình điện thoại của các dòng sản phẩm cao cấp cũng được trang bị thiết kế kính này.
Công nghệ cảm ứng điện dung đa điểm đã xuất hiện từ sớm vào năm 2007 và đến nay ngày càng phát triển và được ứng dụng trong hầu hết các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng, laptop,… Màn hình cảm ứng điện dung đa điểm này không chỉ mang nhiều ưu điểm vượt trội hơn mà còn mang lại trải nghiệm tiện lợi và ưu việt cho người dùng.
Nguyên lý vận hành của màn hình cảm ứng điện thoại
Bộ phận nhận tín hiệu tác động từ bên ngoài sẽ gồm có 3 thành phần chính: cảm biến, phần mềm và phần cứng. Màn hình điện thoại cảm ứng sẽ có nhiệm vụ chính là xác định vị trí khi có người dùng chạm vào màn hình và thao tác thực hiện của người đó (kéo, vuốt, chạm…).
Phần cảm biến là lớp ở ngoài cùng của màn hình. Tùy theo dạng màn hình được sản xuất và thiết kế dưới dạng “tạo lưới” hay “giăng bẫy” mà sẽ có cơ chế nhận dạng tọa độ của vị trí thao tác khác nhau. Ngoài ra, khi ngón tay chạm vào màn hình gây ra sự thay đổi điện dung, điện áp và điện trở thì đây chính là mấu chốt chính của cơ chế nhận dạng vị trí thao tác của màn hình điện thoại cảm ứng.
Sau khi phần cảm biến nhận biết được tín hiệu và vị trí của thao tác đầu vào, bộ điều khiển (các mạch điện tử) sẽ nhận và xử lý thông tin đầu vào. Tiếp sau đó gửi thông tin đến phần mềm bên trong máy.
Phần mềm sẽ xử lý thông tin và đưa ra kết quả phản hồi, ra lệnh cho màn hình cảm ứng phải thực hiện đúng như yêu cầu đó. Vì thế nên độ nhạy của màn hình cảm ứng sẽ phụ thuộc nhiều vào hoạt động và mối liên kết giữa phần mềm, phần cứng và chất lượng của phần cảm biến bên ngoài.
Một số câu hỏi thường gặp về màn hình cảm ứng
Dưới đây là các câu hỏi thường gặp nhất liên quan nhất đến màn hình cảm ứng của điện thoại, cụ thể:
Màn hình điện thoại cảm ứng có bàn phím không?
Điện thoại cảm ứng sẽ cho phép người dùng nhập dữ liệu vào máy bằng bàn phím ảo. Người dùng sẽ gõ trực tiếp lên màn hình theo các vị trí đã được thiết lập như một bàn phím thực sự.
Ngoài ra, với các chiếc điện thoại hay máy tính bảng hiện đại ngày nay thì đều có chức năng nhận dạng và tìm kiếm bằng giọng nói. Người dùng có thể tiến hành thao tác thông qua chức năng giọng nói của thiết bị.
Ứng dụng màn hình điện thoại cảm ứng ở đâu?
Hiện nay, màn hình cảm ứng là một trang bị hết sức phổ biến và được một lượng khủng người tiêu dùng săn đón trên thị trường. Màn hình cảm ứng được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày, cụ thể có thể kể đến như màn hình điều khiển của cây ATM, bảng điều khiển của ô tô, máy chơi game, camera, máy quay kỹ thuật số, máy in, sách điện tử, máy tập thể dục, Nintendo, laptop, smartphone, một số thiết bị y tế…
Màn hình cảm ứng có các thao tác điều khiển nào?
- Một chạm: đây là thao tác thông dụng nhất khi hoạt động với màn hình cảm ứng, dùng để chọn một đối tượng hoặc mở một ứng dụng/ tệp nào đó.
- Đa chạm có thể là hai chạm hoặc ba chạm trên màn hình điện thoại cảm ứng. Tùy theo phương tiện khác nhau và vị trí thao tác trên màn hình mà có thể mang các chức năng khác nhau. Ví dụ: đối với ứng dụng xem ảnh thì nhấn đúp là để phóng to ảnh, đối với một số dòng điện thoại Android thì nhấn 3 chạm là để đánh thức màn hình…
- Nhấn giữ: thao tác này thường dùng để chọn một ứng dụng đang có sẵn trên màn hình, hoặc để mở bảng thao tác của thiết bị ra…
- Giữ và kéo: nhân giữ và kéo trên màn hình sẽ giúp bạn có thể thực hiện thao tác chỉnh sửa một ứng dụng có trên màn hình như di chuyển ứng dụng, xóa ứng dụng…
- Vuốt/ lướt: bạn sẽ chạm ngón tay của mình lên màn hình, giữ và lướt đi, khi đó màn hình sẽ cuộn theo hướng di chuyển của ngón tay. Thao tác này giúp mở sang trang khác, hoặc để kéo nội dung bị ẩn từ dưới lên hay từ trên xuống…
- Thu phóng: thao tác thu phóng này cụ thể là dùng hai ngón tay cùng chạm lên màn hình cảm ứng sau đó mở ngón tay ra để phóng to, hoặc kéo chụm các ngón tay lại để thu nhỏ.
Kết luận
Trên đây là các thông tin quan trọng về màn hình cảm ứng – một trong những phát minh vĩ đại của mọi thời đại. Ngày nay, màn hình cảm ứng đã không còn xa lạ đối với chúng ta, chúng ta sử dụng chúng mỗi ngày và mỗi giờ. Hiện nay có rất nhiều thiết bị khác nhau với nhiều công nghệ cảm ứng đa dạng. Do đó hãy tìm cho mình các thiết bị với thiết kế màn hình điện thoại cảm ứng tối ưu, phù hợp với sở thích và nhu cầu sử dụng của bản thân mình nhé!