“Công nghệ là gì?” vẫn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong thời kỳ 4.0 và bùng nổ dữ liệu số hiện nay. Lĩnh vực này đã xuất hiện khá lâu và vẫn luôn có sự cải tiến, đổi mới. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn lịch sử ra đời và các ứng dụng tuyệt vời của công nghệ đối với đời sống con người.
Công nghệ là gì?
Công nghệ hay còn được gọi với tên Tiếng Anh là Technology. Chúng chính là sự phát minh, thay đổi, chỉ việc sử dụng các kiến thức, kĩ năng về công cụ, máy móc, kỹ thuật,…. để giải quyết vấn đề mà không cần sức người. Bên cạnh đó, Technology còn giúp cải tiến các giải pháp đã tồn tại hay đề xuất thêm sáng chế mới dựa trên chất xám.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì Technology chính là việc ứng dụng những phát minh của khoa học hiện đại vào những mục tiêu, sản phẩm cụ thể hoặc trong đời sống con người. Những ứng dụng này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát và thích nghi của con người.
Xã hội càng phát triển thì đồng nghĩa với việc công nghệ cũng theo đó mà phát triển. Technology là một công cụ giúp thúc đẩy sự hưng thịnh của một quốc gia. Bên cạnh đó, nó cũng là chỉ số để xác định trí tuệ, nhận định xem đất nước đó có hiện đại hay không.
Technology được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại, đem lại giá trị kinh tế cao. Thuật ngữ này còn được dùng trong các khối ngành đào tạo của các trường đại học lớn.
Lịch sử phát triển công nghệ?
Tương tự như các ngành khác, công nghệ cũng có một lịch sử phát triển lâu dài. Trong suốt quá trình này, nó đã thay đổi dần dần và hoàn thiện hơn, trở thành một trong những ngành chủ lực và có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống xã hội.
Thời kì sơ khai
Ngành Technology đã xuất hiện từ khi con người tiến hành phân chia giai cấp. Khi họ bắt đầu học cách giao tiếp, họ đã biết sử dụng những ký hiệu để khắc lên nền đá và truyền đạt lại thông tin. Hình thức này cũng được xem như một biểu hiện của “công nghệ thông tin” thuở sơ khai.
Công nghệ trong giai đoạn 1450-1840
Khi đến thời kỳ công cụ hóa, Technology không còn mơ hồ hay vĩ mô nữa, nó đã bắt đầu có những bước tiến rõ rệt hơn. Ví dụ điển hình nhất chính là các phát minh bắt đầu ra đời, và chúng ta có thể nhận ra được sự tương đồng của những công nghệ thời kỳ này so với thời đại mà chúng ta đang dùng.
Phát minh lớn nhất về Technology trong thời điểm này chính là chiếc máy tính thông minh đầu tiên, có thể tính được các phép tính cơ bản. Nó được sáng chế bởi Blaise Pascal vào năm 1640.
Công nghệ trong giai đoạn từ 1840-1940
Thời kỳ điện tử được xem là mốc thời gian quan trọng, đỉnh cao của ngành Technology. Rất nhiều phát kiến vĩ đại như: radio, điện thoại, mã Morse… Những phát minh này đã đặt nền móng vững chắc đối với ngành Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính hiện đại.
Sáng chế đỉnh cao nhất trong thời điểm này được xem đánh dấu bằng sự ra đời của chiếc máy vi tính điện tử số đầu tiên. Điểm đặc biệt của chiếc máy tính này đó chính là khả năng thực hiện 5.000 phép toán cộng trong 1 giây. Tuy nhiên, chúng còn khá cồng kềnh với chiều cao 2.8 mét và chiều dài 20 mét.
Giai đoạn từ năm 1940- nay
Sau khi trải qua 5 thế hệ, nhiều lần cải cách kể từ sự xuất hiện của chiếc máy tính đầu tiên, máy tính đã phát triển mạnh mẽ. Cho đến nay, các chiếc máy tính đã trở nên nhỏ gọn hơn với rất nhiều cùng khả năng tính hàng tỷ phép tính chỉ trong 1 giây.
Một dấu mốc đánh dấu sự bùng nổ của công nghệ chính là sự xuất hiện của Internet vào năm 1969 và World Wide Web vào năm 1991. Hiện nay, Technology ngày càng phát triển với một tốc độ chóng mặt và trở thành ngành đào tạo chủ lực của nhiều trường.
Có rất nhiều lĩnh vực tiềm năng phát triển dựa trên các ứng dụng của Technology, điển hình như AI, Big Data, Web 4.0 đều là các dự án dẫn đầu kỷ nguyên 4.0. Tuy nhiên những lĩnh vực này lại đang khan hiếm nguồn nhân lực để phát triển
Ứng dụng và vai trò của thiết yếu trong thời kỳ 4.0?
Trong thời kỳ 4.0, công nghệ góp phần quan trọng trong việc phát triển xã hội, thúc tiến sản xuất và tăng chỉ số thu nhập của người dân. Theo thống kê, Technology được ứng dụng trong những vấn đề sau:
Ngành sản xuất công nghiệp
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang là xu hướng kinh tế chủ trương của nước ta. Bất cứ nền công nghiệp hiện đại nào muốn phát triển đi lên cũng đều phải trải qua giai đoạn này. Lúc này, Technology góp vai trò rất quan trọng trong việc cải tiến các dây chuyền sản xuất tự động hóa, các máy móc, thiết bị,….
Công nghệ có thể giúp cho hệ thống máy móc hoạt động thông minh hơn, không cần sức người, tăng năng suất lao động và ít tốn kém nhiên liệu, từ đó làm tăng giá trị sản phẩm. Việc rút bớt được về nguồn lực và thời gian cũng giúp tiết tiết kiệm được chi phí chi trả cho người lao động, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp.
Trong đời sống sinh hoạt
Trong xã hội hiện nay, đâu đâu bạn cũng nhìn thấy những thiết bị hiện đại, chúng đều là ứng dụng của công nghệ. Các sản phẩm như điện tivi truyền hình số, điện thoại,… có vai trò quan trọng trong việc học tập, giải trí của nhiều người.
Technology giúp tinh thần con người trở nên thoải mái, thư giãn, không cần suy nghĩ hay vận động quá nhiều, khiến cuộc sống của bạn trở nên đa dạng và độc đáo hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể ngồi ở nhà mà vẫn có thể dễ dàng nắm bắt các thông tin xung quanh chỉ với vài thao tác đơn giản, giúp bạn không bỏ lỡ các sự kiện quan trọng.
Hệ thống tự động hóa
Các hệ thống tự động hóa hay công nghệ sinh trắc học là thành quả quan trọng nhất của khoa học hiện đại. Hệ thống tự động hóa có thể thay thế sức lao động con người, không gây ảnh hưởng tới chất lượng công việc. Ngược lại, hệ thống tự động có thể làm tốt hơn con người trong nhiều khâu, giúp tăng chất lượng sản phẩm.
Hệ thống tự động hóa giúp chúng ta bắt kịp được xu thế phát triển của các cường quốc lớn trên thế giới. Có thể nói Technology được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả lao động sản xuất và an ninh xã hội, cũng như củng cố đời sống tinh thần của con người.
Công nghệ trong sự đa dạng trong mọi lĩnh vực?
Công nghệ góp mặt đa dạng trong mọi lĩnh vực. Chính nhờ vào các ứng dụng tuyệt vời của mình, nó đã dần dần khẳng định được vị trí của mình trong việc hỗ trợ Việt Nam tiến trên con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Trong lĩnh vực nông nghiệp
Theo các thống kê, khoa học – công nghệ đóng góp trên 30% giá trị lợi nhuận phát sinh của ngành. Trong đó có 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Chính điều này đã đưa Việt Nam trở thành một trong các nước xuất khẩu gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu,…hàng đầu thế giới.
Con số thống kê này có được chính là do sự cải tiến, thêm vào những chi tiết tự động hóa, giúp gia tăng chất lượng và năng suất lao động, từ đó tăng tính cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam so với các nước khác.
Trong lĩnh vực công nghiệp và lưu thông xe cộ
Các hoạt động khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo tiếp tục giúp cho các sản phẩm đến từ Việt Nam chất lượng hơn, nhãn hiệu bắt mắt hơn, dễ dàng lấy được lòng các khách hàng từ trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông vận tải cũng được đầu tư xây dựng hiện đại, áp dụng các kỹ thuật mới, giúp phát triển ngành du lịch và hàng không.
Theo thống kê hiện nay Việt Nam gần như đã có thể tự mình làm chủ trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo, thiết bị điện, công nghiệp hỗ trợ… mà không cần viện trợ từ nước ngoài. Điều này đã giúp khẳng định được năng lực của công dân Việt Nam so với bạn bè quốc tế.
Trong lĩnh vực y tế
Sức khỏe cũng là một lĩnh vực được chính phủ các nước quan tâm hiện nay. Các kỹ thuật tiên tiến đã được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh, tăng độ chính xác của kết quả. Chất lượng dịch vụ khám cũng được nâng cao, chi phí khám bệnh cho người dân được giảm xuống.
Dù chỉ là một đất nước nhỏ nhưng Việt Nam đã nằm trong tốp 3 khu vực Đông Nam Á và 43 nước trên thế giới tự sản xuất được vắc-xin, khống chế được dịch bệnh COVID- 19. Bên cạnh đó, các bác sĩ tại nước ta còn có thể tự ghép tạng, cấy ghép bộ phận được hiến tặng nhờ các thiết bị y tế hiện đại.
Trong quân sự và quốc phòng
Trong việc bảo vệ quốc phòng và an ninh quốc gia, chính công nghệ khoa học – kỹ thuật hiện đại đã góp phần cải tiến được nhiều loại vũ khí sinh học có sức sát thương cao, tầm ảnh hưởng rộng, mức chi phí bảo dưỡng thấp. Bên cạnh đó, hệ thống giám sát và kiểm soát an toàn, an ninh cũng được nâng cấp, đảm bảo an toàn cho người dân ngay trong đời sống thường ngày và cả trên không gian mạng.
Tương lai công nghệ có sự phát triển vượt bậc?
Theo các chuyên gia dự đoán, công nghệ là một trong những ngành tiềm năng và có thể phát triển vượt bậc trong tương lai. Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như hợp tác quốc tế, việc phát triển Technology là bắt buộc. Điều này đã được đặt ra trong chính Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Nhiệm vụ phát triển đất nước phải đi đôi với cải tiến, nâng cấp khoa học và kỹ thuật. Trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030, nhà nước đã một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của Technology cũng như tiềm năng phát triển vô tận của nó trong tương lai.
Kết luận
“Công nghệ là gì?” sẽ không còn là vấn đề bỏ ngỏ mỗi khi được đề cập đến. Có thể nói tiềm năng phát triển của lĩnh vực này là vô tận, nhất là khi mạng lưới internet phổ biến như hiện nay. Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn làm rõ được triển vọng của công nghệ trong tương lai, mong rằng những thông tin trên có thể giúp bạn giải đáp được các thắc mắc về lĩnh vực này.