Ngành công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong hỗ trợ phát triển xã hội hiện đại. Những ứng dụng của nó đã đem lại nhiều lợi ích. Ở các nước phát triển thì việc phát triển công nghệ thông tin luôn là vấn đề chủ đạo. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn tất tần tật thông tin về ngành nghề này cùng những ứng dụng thực tế.
Tìm hiểu đôi nét về ngành công nghệ thông tin là gì?
Trong thời đại kỷ nguyên số như hiện nay, ngành công nghệ thông tin luôn có nhu cầu về lao động rất lớn. Có rất nhiều trường đại học đào tạo về chuyên ngành này. Tuy nhiên vẫn không ít người chưa biết về ngành học công nghệ thông tin là gì cũng như nội dung của ngành gồm những gì?
Chi tiết khái niệm về ngành CNTT là gì?
Chúng ta đang sống trong thời kỳ cách mạng 4.0, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với nhiều thành công vượt trội. Đây là thời kỳ gắn liền với sự đột phá về công nghệ thông tin. Các nền tảng xã hội phát triển mạnh mẽ, internet bao trùm mọi ngóc ngách đời sống con người. Theo đó cơ hội kinh doanh, việc làm cũng trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết
Ngành công nghệ thông tin là ngành học áp dụng các phương pháp, công cụ để đào tạo sử dụng các phần mềm, hệ thống máy tính, mạng internet… Từ đó các sinh viên ra trường sẽ biết các lập trình để quản lý thông tin trong doanh nghiệp. Hỗ trợ vận hành hệ thống thiết bị công nghệ và hệ thống mạng lưới trong doanh nghiệp.
Nội dung đào tại của ngành chuyên công nghệ thông tin
Cũng như các chuyên ngành khác, nội dung học tập của ngành này sẽ xoay quanh lĩnh vực công nghệ thông tin. Sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức nền tảng về ngành công nghệ trước khi học sâu hơn về chuyên ngành. Sau khi nắm vững những kiến thức này sinh viên sẽ được thực hành thực tế ngay tại trường học.
Các kiến thức nền tảng có thể kể đến như: Giải quyết các vấn đề ICT, Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu, Điều hành hệ thống công nghệ thông tin trong doanh nghiệp; Hệ thống mạng Cloud… Ngoài ra sinh viên sẽ được bổ sung thêm kiến thức về quản trị dự án công nghệ và các vấn đề trong công nghệ thông tin.
Hiện nay nhu cầu về lao động công nghệ tại Việt Nam rất lớn. Do đó có rất nhiều trường học đào tạo chuyên ngành này nhằm cung cấp nguồn lao động cho doanh nghiệp. Mỗi trường sẽ có cách đào tạo riêng, nhưng về chuyên môn cơ bản thì các ngành sẽ tương tự nhau.
Các chuyên ngành công nghệ thông tin phổ biến ?
Trong thực tế công nghệ thông tin có rất nhiều chuyên ngành, nhưng tại Việt Nam thì có 6 chuyên ngành chính được đào tạo phổ biến tại các trường. Mỗi chuyên ngành sẽ có cách đào tạo riêng cụ thể như sau:
Chuyên ngành khoa học máy tính
Khoa học máy tính hay còn được gọi là Computer Science, đây là một trong những chuyên ngành được yêu thích nhất tại Việt Nam. Với chuyên ngành này sinh viên sẽ được chú trọng đào tạo các lý thuyết về thông tin và tính toán. Thực hành áp dụng các bài thuật toán vào hệ thống máy tính để lý giải các chương trình từ dễ đến khó.
Tham gia học chuyên ngành công nghệ thông tin bạn sẽ có cơ hội việc làm rất mở rộng. Không chỉ trong lĩnh vực lập trình tại các công ty công nghệ. Mà bạn còn có thể tự tạo ra cho mình nhưng thuật toán riêng, tự phát triển ứng dụng theo mong muốn cá nhân. Một số cơ hội việc từ chuyên ngành này như sau:
- Chuyên viên lập trình trên các nền tảng website/ app
- Chuyên viên thiết kế và phân tích các sản phẩm công nghệ thông tin
- Xây dựng và phát triển các ứng dụng tin học thực tế
- Trở thành giảng viên giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ thông tin ….
Chuyên ngành thiết kế phần mềm
Khi nhắc đến ngành công nghệ thông tin chắc chắn không thể qua chuyên ngành công nghệ phần mềm. Theo tiếng anh chuyên ngành này được gọi là Software Engineering. Đây là chuyên ngành đào tạo lao động chuyên thực hiện công việc lập trình phần mềm để phát triển hay đảm bảo duy trì ổn định cho chương trình, ứng dụng.
Học chuyên ngành công nghệ phần mềm sinh viên có cơ hội việc làm rất lớn. Bạn có thể trở thành các kỹ sư phần mềm cho doanh nghiệp. Hoặc đảm nhiệm các vị trí công việc vô cùng hấp dẫn như sau :
- Trở thành chuyên viên thiết kế, lập trình cho các Website, ứng dụng game
- Trở thành nhân viên bộ phận phát triển sản phẩm công nghệ thông tin tại các công ty công nghệ, kỹ thuật
- Tự sáng tạo các phần mềm cho riêng mình, tự kinh doanh…
Chuyên ngành kỹ thuật máy tính
Chuyên ngành kỹ thuật máy tính luôn thu hút những bạn nam trẻ, năng động đam mê phát triển hệ thống phần cứng và phần mềm máy tính. Kỹ thuật máy tính là kết hợp của điện tử và công nghệ thông tin, chức năng cơ bản là thiết kế các mạch điện tử, các đồ điện tử… Lựa chọn học chuyên ngành này bạn sẽ có cơ hội việc làm như :
- Trở thành nhân viên kỹ sư điện tử – Mạch điện
- Nhân viên công nghệ chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức phần mềm cho doanh nghiệp
- Trở thành nhân viên lập trình các con chip điện tử cho các thiết bị điện tử, đồ gia dụng, điện thoại di động, điều khiển ô tô….
Ngành công nghệ thông tin chuyên kỹ thuật mạng
Như các bạn đã biết thì mạng internet đang rất phát triển ở thời điểm hiện tại. Hàu như gia đình nào cũng sẽ đăng ký mạng để trao đổi thông tin và phục vụ nhu cầu giải trí. Điều này cũng tạo nên sự thúc đẩy sự phát triển của chuyên ngành kỹ thuật mạng như: Dịch vụ mạng internet, an ninh mạng, quản trị mạng, thiết kế mạng. Học chuyên ngành kỹ thuật mạng thường là:
- Thực hiện kết nối đường truyền
- Đảm bảo hệ thống lưu trữ thông tin, an toàn cơ sở dữ liệu
- Đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ hệ thống mạng…
Chuyên ngành mạng máy tính
Tìm hiểu về ngành công nghệ thông tin nhất định bạn không được bỏ qua chuyên ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu. Dưới xu hướng phát triển của thời đại 4.0 thì vấn đề thông tin luôn được doanh nghiệp chú trọng phát triển. Do đó nhu cầu lao động của chuyên ngành này rất lớn. Người học sẽ được đào tạo chuyên sâu về cách thiết kế, cách xây dựng mạng Internet kèm theo vị trí công việc như:
- Đào tạo trở thành nhân viên kỹ thuật lắp đặt phần cứng mạng
- Chuyên viên xây dựng và phát triển phần mềm, các ứng dụng của mạng internet
- Chuyên viên quản trị mạng cho các tổ chức, đơn vị theo yêu cầu, chuyên viên thiết kế mạng…
Ngành trí tuệ nhân tạo, Robot
Trí tuệ nhân tạo AI được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực đời sống. Học chuyên ngành này tạo sẽ được đào tạo để trở thành chuyên viên lập trình máy tính thông minh như con người. Kỹ sư trí tuệ nhân tạo với các công việc chính như:
- Huấn luyện máy tính thực hiện các nhiệm vụ như con người dựa trên dữ liệu và thuật toán đã xây dựng trước đó.
- Phân tích, thu thập và giải thích các bộ dữ liệu phức tạp.
- Phân tích và đưa ra xu hướng thị trường, kinh doanh….
Mức độ khan hiếm nhân lực ngành công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin vẫn luôn được xem là ngành học của tương lai, đặc biệt ở Việt Nam là nước đang phát triển thì chuyên ngành này lại càng được chú trọng. Tình trạng thiếu nhân sự lĩnh vực công nghệ thông tin chất lượng cao đang trở thành bài toán khó cho các doanh nghiệp.
Đặc biệt trong đời sống phát triển như hiện nay, nhu cầu con người luôn thay đổi. Điều này dẫn đến tình trạng nguồn cần về nhân sự công nghệ thông tin tăng đột biến. Nhiều quốc gia sẵn sàng tuyển dụng nhân sự ở các nước như Việt Nam, Ấn độ Philippines… để cắt giảm chi phí và tạo ra bước chuyển dịch công nghệ. Sự phát triển về công nghệ kỹ thuật được xem là yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
Ứng dụng và vai trò của công nghệ thông tin thời đại 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lần thứ 4 được nâng cấp lên cấp độ hoàn toàn mới với sự hỗ trợ đắc lực từ internet và những thành tựu công nghệ nổi bật. Đặc biệt công nghệ thông tin đã trao quyền cho các doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động. Từ đó nâng cao chất lượng kinh doanh và thu về lợi nhuận cao hơn.
Ứng dụng của ngành công nghệ thông tin thời 4.0
Trên thực tế công nghệ thông tin là một phần quan trọng hỗ trợ xã hội phát triển hiện đại. Mỗi chuyên ngành nêu trên sẽ đem lại ứng dụng riêng cho từng lĩnh vực đời sống. Dưới đây là một số ứng dụng thành công và phổ biến nhất hiện nay:
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục: Sự ra đời của các thiết bị thông minh như máy tính, Smartphone… cùng các tính năng nổi bật đã giúp con người tiếp cận với tri thức nhanh hơn, tiện lợi hơn.
- Ứng dụng trong Y tế: Nổi bật nhất phải kể đến thành công trong việc ứng dụng công nghệ AI trong đại dịch Covid vừa qua. Công nghệ này đã hỗ trợ các y bác sĩ phát hiện sớm tình trạng covid của bệnh nhân và đưa ra phương án chữa trị kịp thời.
- Ứng dụng trong nông nghiệp: Điển hình là việc sử dụng điện toán đám mây nhằm cung cấp sản phẩm đầu ra chất lượng cao, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.
Vai trò của ngành công nghệ thông tin trong cách mạng 4.0
Công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sự phát triển của mạng lưới internet đã xoá bỏ mọi ranh giới giữa các yếu tố vật chất, kỹ thuật số và sinh học. Cụ thể vai trò của công nghệ thông tin trong cach mạng 4.0 như sau:
- Kết nối Big data qua hệ thống internet giúp xử lý tập dữ liệu lớn trong thời gian ngắn.
- Tăng cường trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và khách hàng. Người dùng thuận tiện tìm hiểu, mua sắm trên các trang mạng xã hội.
- Phát triển trí tuệ nhân tạo AI hoạt động như con người giúp tăng hiệu quả công việc.
- Phát triển hệ thống robot thay thế con người ở nhiều lĩnh vực, dựa trên cơ chế lập trình sẵn.
Khám phá cơ hội việc làm trong nước và quốc tế
Trong 5 năm trở lại đây nhu cầu về nhân vực ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam không ngừng tăng cao. Đặc biệt chuyên ngành này còn được coi là ngành học tương lai. Do đó dự báo trong những năm tới nhu cầu nhân lực về công nghệ thông tin sẽ còn cao hơn nữa. Không chỉ ở Việt Nam mà ở các quốc gia khác trên thế giới nguồn nhân lực này cũng rất khan hiếm.
Điều này cho thấy cơ hội làm việc của cac bạn sinh viên theo đuổi công nghệ thông tin là rất lớn. Nếu bạn học chuyên sâu về lĩnh vực này thì cơ hội làm việc lại càng hấp dẫn hơn. Bạn có thể ứng tuyển vị trí tại các công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam. Hay làm việc tại công ty công nghệ lớn trên thế giới. Nhìn chung đây là một chuyên ngành rất hot và có cơ hội việc làm mở rộng trong nước và quốc tế.
Kết luận
Ngành công nghệ thông tin đang dẫn đầu xu hướng việc làm trong thời đại 4.0. Có thể thấy rằng cơ hội việc làm của chuyên ngành này rất lớn ở cả trong nước và quốc tế. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin về ngành học công nghệ thông tin và những ứng dụng thực tế của ngành.