Công nghệ sinh học là ngành học ứng dụng kiến thức về sinh học công nghệ để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao hơn nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm và giá thành sản phẩm.Tại Việt Nam hiện nay ngành học này đang được nhiều sinh viên lựa chọn do nhu cầu ứng dụng ngành này trở nên nhiều hơn. Cùng mình tìm hiểu nhé ?
Công nghệ sinh học sinh ra để làm gì?
Công nghệ sinh học gắn liền với nhiều lĩnh vực như: lai tạo và chọn giống vật nuôi cây trồng, chế biến và bảo quản thực phẩm, các chế phẩm sinh học dùng trong ngành nông nghiệp, ứng dụng trong ngành y học và dược phẩm, môi trường.
Một lĩnh vực liên quan đến sử dụng hệ thống và sinh vật để tạo ra các sản phẩm. Với đa dạng ứng dụng gồm các ngành khoa học mới như tái tổ hợp, miễn dịch học và các liệu pháp dược phẩm và xét nghiệm .
Những ai phù hợp với ngành công nghệ sinh học
Nếu bạn yêu thích ngành học này nhưng còn băn khoăn liệu mình có phù hợp với ngành này không, thì cùng tham khảo các thông tin dưới đây, để thấy điểm nào phù hợp, điểm nào cần trau dồi thêm nhé.
Tiềm năng của bản thân
- Có khả năng học tốt các môn ban tự nhiên, đặc biệt là 3 môn Toán, Hóa và Sinh. Ở một số trường còn tuyển thêm các khối khác như A01, B03, A00, D08.
- Sẵn sàng tinh thần làm việc nhiều giờ trong phòng thí nghiệm. Vì đặc thù là ngành nghiên cứu, cần có cả niềm đam mê với khoa học, công nghệ.
- Sự cẩn thận, tỉ mỉ là hai yếu tố cần được rèn luyện với ngành này. Bởi các sản phẩm, ứng dụng bạn nghiên cứu đều ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống.
- Tư duy logic để phân tích, nghiên cứu, ngoài ra cần sự ham học học hỏi, khả năng tự tìm hiểu, sáng tạo và nhạy bén
Các kỹ năng có được khi học ngành công nghệ sinh học
- Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp: dù đặc thù là nghiên cứu, tuy nhiên các công trình nghiên cứu lại mang tính thực tiễn, áp dụng cho đời sống con người luôn. Vì vậy, việc trình bày giới thiệu và hướng dẫn trước nhiều người là hay gặp phải.
- Tra cứu: việc nghiên cứu được phải nhờ một phần vào cách thức tìm kiếm thông tin, tổng hợp, phân tích rồi thử nghiệm mới đưa ra được kết quả cuối cùng.
- Tư duy kinh doanh: một ngành học không liên quan đến kinh tế, nhưng vì tính ứng dụng hiện, việc đưa các thành quả nghiên cứu của bạn tới các doanh nghiệp là điều chắc chắn trong quá trình học tập và làm việc.
Ứng dụng của ngành công nghệ sinh học trong cuộc sống
Công nghệ sinh học có ứng dụng trong nhiều linh vực của cuộc sống thường ngày như : chăm sóc sức khỏe (y tế), sản xuất cây trồng và nông nghiệp, các sản phẩm thực phẩm hàng ngày, môi trường….
Trong y học
Ứng dụng trong việc nghiên cứu, khám phá dược phẩm và sản xuất các loại thuốc, hay các thử nghiệm và sàng lọc di truyền. Nhờ vào việc nghiên cứu các biến đổi gen mà tạo ra các loại thuốc tốt, thân thiện và rẻ tiền hơn.
Khi sử dụng vào y học, giúp cải thiện các vấn đề về sinh học, từ đó tạo ra các loại thuốc dùng cho các loại bệnh mà trước kia không thể điều trị được. Các kháng sinh mới này được sử dụng trong các loại thuốc kháng sinh, vacxin, kháng thể đơn dòng hay các protein có hoạt tính sinh học.
Trong ngành nông nghiệp
Một số người thường nhầm tưởng rằng chỉ các ngành thuần nông nghiệp với giúp ích trong việc phát triển cây trồng và chăn nuôi. Tuy nhiên, ngành công nghệ sinh học đóng góp rất nhiều trong việc nghiên cứu các biến đổi gen của cây trồng và chăn nuôi.
Việc giúp biến đổi gen cây trồng, tăng khả năng kháng một số loại bệnh, sâu bệnh, khả năng thích ứng của cây khi điều kiện môi trường sinh trưởng có các biến đổi, khả năng thích ứng với các loại thuốc hóa học. Ứng dụng thay đổi các phương pháp canh tác mới như màng dinh dưỡng, trồng thủy canh.
Ngày nay các thực phẩm biến đổi gen được biến đến nhiều hơn vì năng suất và lợi đem lại hơn các sản phẩm truyền thống. Không chỉ dùng trong cây trồng mà các vật nuôi đang được áp dụng thử nghiệm và sản xuất tiêu thụ thương mại. Với các ứng dụng nổi bật như: kỹ thuật cấy chuyển phôi, các chế phẩm giảm bệnh tật,..
Ứng dụng trong ngành thực phẩm
Đầu tiên phải là công nghệ lên men, vì trong ngành thực phẩm, đó là một điều vô cùng quan trọng. Vì thế việc tìm ra các chủng vi sinh vật đem tới khả năng lên men cao là điều khiến cho việc sản xuất thực phẩm nhanh hơn rất nhiều.
Nếu như trước kia khi sản xuất rượu vang, phải dùng tới hai loại sinh vật trong 2 quá trình dài thì mới đủ để rượu lên men. Thì bây giờ, nhờ ứng dụng của ngành công nghệ này, chỉ cần một chủng vi sinh vật nhờ chuyển gen có thể làm được cả 2 giai đoạn đó. Cho nên nó được sử dụng cho các sản phẩm chưng cất như bia, rượu, các loại nước lên men,…
Như phomat, sữa chua khi trước kia dùng vi sinh tự nhiên để lên men, điều đó khó kiểm soát được quá trình lên men. Nhờ công nghệ vi sinh vật, tạo ra các chủng có khả năng chịu nhiệt, chịu axit, chịu kiềm,…. Nhiều sản phẩm khác cùng được ứng dụng như: các chất tạo độ ngọt thực phẩm, màu trong thực phẩm, các loại vitamin, trong các sản phẩm protein….
Bảo vệ môi trường
Khi cuộc sống phát triển, vấn đề môi trường càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là các biện pháp mang tính thân thiện với môi trường. Các giải pháp nhờ công nghệ sinh học càng trở nên phát huy tác dụng và được ứng dụng nhiều hơn:
- Phân hủy các chất vô cơ hữu cơ, hay phục hồi chu trình trao đổi chất
- Trong xử lý các chất thải, rác thải bằng cách lên men phân hủy yếm khí. Đặc biệt trong các ngành có chất thải công nghiệp như chế biến sữa, công nghiệp dệt may.
- Xử lý ô nhiễm dầu hay các sự cố về tràn dầu bằng các vi sinh vật
Ngành năng lượng
- Sử dụng nguồn nguyên liệu tái sinh như các phế liệu nông nghiệp giá rẻ, thay cho dầu mỏ, từ đó có lợi hơn cho môi trường
- Sử dụng hệ thống sinh học tế bào, enzym để thực hiện các phản ứng, hay làm chất xúc tác.
- Kết hợp để tạo ra các hóa chất như axit lactic, lysine và axit citric hay plastic.
- Biến đổi các loại giống cây trồng nhằm tăng hiệu quả quang hợp của cây.
Tại Việt Nam công nghệ sinh học đã được ứng dụng như thế nào?
Những ứng dụng của công nghệ sinh học được dùng nhiều ngành nghề, nhưng trong nông nghiệp là góp phần mạnh mẽ nhất. Có rất nhiều ứng dụng nổi trội được áp dụng rộng rãi nhất là trong những năm gần đây.
Trong nông nghiệp
- Phát hiện các chất độc hại trong quá trình sản xuất, trong thức ăn và hệ sinh thái.
- Tăng sức chống chịu sâu bệnh, kháng bệnh của cây trồng và vật nuôi.
- Hàng loạt các giống chất lượng được lai tạo, đặc biệt là các giống lúa, bằng công nghệ DR1, DR2, nhằm tăng khả năng chịu rét, tăng năng suất, đẻ nhánh khỏe…
- Trong chăn nuôi thì tạo ra các phương pháp phối giống nhân tạo : như giúp lợn nạc hơn, bò nhiều sữa hơn, …
- Tạo ra các loại vacxin để khống chế các dịch bệnh như: tụ huyết trâu bò, tả ở vịt gà,..Hay các loại phân bón vi sinh, hữu cơ sinh học, các loại nấm trichoderma….
Trong y học và các ngành khác
- Công nghệ sản xuất Interleukin-2 tái tổ hợp trên tế bào E.coli trong việc điều trị ung thư.
- Ứng dụng trong sản xuất vaccine phòng chống cúm A/H5N1 ở người và vật nuôi.
- Tạo ra các sản phẩm mỹ phẩm thuần chay Việt từ các loại nông sản thường thấy như cafe, nghệ tươi, bơ, cacao, mướp đắng….
- Ứng dụng tẩy độc hóa học chứa dioxin bằng công nghệ hủy sinh học.
Những quan niệm phổ biến về ngành công nghệ sinh học
Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra những quan niệm phổ biến về ngành sinh học công nghệ đó là:
Mức lương thấp do công việc ít
Nhắc đến công nghệ sinh học, người ta sẽ nghĩ đến một ngành nghề không phổ biến. Tuy nhiên công việc này mang tính chuyên môn cao, hiện nay đa dạng vị trí làm việc, vì thế mức thu nhập của ngành này cũng tốt hơn các công việc phổ thông khác.
Đối với một sinh viên mới ra trường, có bằng cấp đại học, mức lương trung bình có thể đạt trên 7.000.000 vnđ/tháng. Đối với các vị trí yêu cầu bằng cấp cao hơn, kinh nghiệm nhiều hơn, mức lương tăng lên gấp đôi, gấp ba.
Phạm vi ứng dụng nhỏ
Nhiều người lầm tưởng rằng ngành này chỉ xoay quanh lĩnh vực nông nghiệp. Công nghệ sinh học ngày nay, lại gồm nhiều chuyên ngành chuyên biệt để ứng dụng cho từng lĩnh vực khác nhau như sau:
- Công nghệ sinh học thực vật : sinh học thực vật, duy truyền phân tử thực vật, chọn giống cây trồng, bệnh học cây trồng…
- Công nghệ sinh học: công nghệ enzyme, công nghệ protein, công nghệ vi sinh ứng dụng…
- Công nghệ sinh học động vật: công nghệ tế bào, thụ tinh ống nghiệm, y sinh, công nghệ phôi mô, công nghệ phân tử y,….
Khó tìm kiếm công việc
Đó là suy nghĩ của đa số mọi người khi nhắc đến ngành nghề này, sau khi ra trường, khó tìm kiếm một công việc, do không đa dạng các công việc để lựa chọn.Tuy nhiên đó là một tư duy sai lầm vì hiện nay ngành này được ứng dụng rất nhiều ở nước ta và cả trên thế giới.
- Nghiên cứu viên lại các trung tâm hay viện nghiên cứu đối
- Làm việc tại các sở của nhà nước như sở tài nguyên, sở nông nghiệp, sở y tế, hội nông dân các tỉnh, huyện.
- Theo ngạch sư phạm, làm công tác giảng dạy ở các trường cấp 3, cao đẳng, đại học.
- Làm việc tại các bệnh viện : khoa vi sinh hoặc khoa xét nghiệm
- Hoặc làm ở các công ty về mảng thực phẩm, bánh kẹo, cafe…
- Kinh doanh các thiết bị ngành : cung cấp thiết bị, hóa chất, …cho việc nghiên cứu
Kết bài
Công nghệ sinh học là sự kết hợp bởi khoa học tự nhiên và sinh vật, tế bào, các bộ phận cùng các chất tương tự phân tử cho các sản phẩm và dịch vụ. Từ việc nghiên cứu và phát triển rồi sản xuất các sản phẩm được dự đoán để cải thiện cuộc sống của con người. Vì thế ngày nay ngành học này được nhiều người biết đến hơn. Hy vọng bài viết này giúp bạn trong việc tìm hiểu thông tin khi lựa chọn theo đuổi ngành học này.