Đối với các thí sinh đang đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành, chọn nghề thì ngành Công nghệ sinh học còn rất nhiều băn khoăn chưa được giải đáp. “Ngành Công nghệ sinh học thi khối nào?” hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp và chuẩn bị kỹ càng hơn cho việc theo đuổi đam mê ngành Công nghệ sinh học của bạn.
Tìm hiểu ngành Công nghệ sinh học
Ngành công nghệ sinh học là ngành được xây dựng dựa trên hệ thống các sinh vật sống hoặc các tổ chức sống nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra các sản phẩm công nghệ dựa trên ngành sinh học. Thông thường sẽ thấy ngành này được ứng dụng rộng rãi ở trong lĩnh vực nông nghiệp, khoa học thực phẩm và dược phẩm, giải quyết các vấn đề về môi trường, xét nghiệm trong y khoa, ứng dụng công nghệ di truyền…
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ sinh học sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản bao gồm: nguyên lý và quá trình sinh học đại cương, nội dung cơ bản về công nghệ sinh học để ứng dụng vào các vấn đề trong sinh học và công nghệ sinh học. Bên cạnh đó sinh viên sẽ tiếp tục được rèn luyện các kỹ năng về nghề nghiệp như thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích sử dụng các số liệu, áp dụng phương pháp thí nghiệm hiện đại của ngành Công nghệ sinh học.
Tìm hiểu các chuyên ngành công nghệ sinh học bao gồm: Công nghệ vi sinh, Công nghệ sinh học công nghiệp, Công nghệ sinh học nông nghiệp, Công nghệ sinh học thực phẩm, Công nghệ sinh học y dược, tin – sinh học, Công nghệ sinh học môi trường,Công nghệ tế bào, Công nghệ mô – công nghệ protein – enzym và kỹ thuật di truyền.
– Các giai đoạn chính trong sự phát triển của ngành Công nghệ sinh học:
* CNSH truyền thống: Thực hiện xử lý đất đai, phân bón, chế biến các loại thực phẩm đã có nguồn gốc lâu đời như nước tương, nước mắm… theo những phương pháp truyền thống.chế biến các thực phẩm dân dã đã có từ lâu đời như tương, chao, nước mắm… theo phương pháp truyền thống.
* CNSH cận đại: Sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm bằng các việc như nồi lên men công nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất các sản phẩm như acid amin, acid hữu cơ, mì chính, chất kháng sinh, vitamin, enzym…
* CNSH hiện đại: Hiện nay việc áp dụng các công nghệ ADN tái tổ hợp mà thực chất là công nghệ cho phép tạo ra những thay đổi chính xác về hệ gen. Từ đó sẽ thay đổi được các đặc tính của sinh vật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, phòng tránh mầm bệnh, chịu được các stress…
Tham khảo thêm:
- Công nghệ thực phẩm – Lĩnh vực được nhiều bạn trẻ chọn lựa
- Máy hàn Laser – Sự cải tiến của công nghệ hàn Laser
Công nghệ sinh học thi khối nào?
Hiện nay sự phát triển của đời sống và sản xuất ngày càng gia tăng từ đó càng nhiều người quan tâm đến các vấn đề cấp thiết như môi trường, nông nghiệp, thực phẩm… Trước tình hình này có rất nhiều trung tâm nghiên cứu thành lập nhằm giải quyết vấn đề trên. Nhờ vào các lợi thế vốn có đó mà Công nghệ sinh học trở thành ngành có tiềm năng lớn trong phát triển và dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thời đại công nghệ cao. Nắm bắt cơ hội đó mà có rất nhiều trường đại học cao đẳng tổ chức tuyển sinh, đào tạo ngành Công nghệ sinh học. Tuy nhiên mỗi trường sẽ xét tuyển những tổ hợp khác nhau do nhiều yếu tố như chỉ tiêu tuyển sinh…
Nhìn vào định hướng ngành công nghệ sinh học là gì, các chuyên ngành lĩnh vực đào tạo gồm: Hóa học, sinh học phân tử, vi sinh vật học; Di truyền và kỹ thuật di truyền; Nuôi cấy mô và tế bào thực vật động vật; Miễn dịch học, sinh tổng hợp và biến đổi protein,… Có thể xác định được yêu cầu của ngành học này liên quan nhiều đến các môn sinh học, hóa học.
Các khối thi của ngành Công nghệ sinh học:
– Mã ngành: 7420201
– Ngành Công nghệ sinh học xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00: Toán – Lý – Hóa học
- B00: Toán – Hóa học – Sinh học
- B03: Toán – Sinh học – Ngữ văn
- D08: Toán – Sinh – Tiếng Anh
- A01: Toán – Lý – Tiếng Anh
Các tố chất cần có để học và theo đuổi ngành công nghệ sinh học
Nếu bạn yêu thích nghiên cứu, khám phá những điều mới mẻ liên quan đến Công nghệ Sinh học như xây dựng các công cụ chẩn đoán bệnh, tìm hiểu nguyên nhân gây nên các bệnh như ung thư, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị, tạo các giống cây trồng mới, nghiên cứu công nghệ sản xuất các thuốc,… thì hẳn ngành Công nghệ Sinh họcphù hợp với bạn.
Với ngành Công nghệ sinh học, nếu bạn mong muốn 1 công việc kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm với những máy móc, thiết bị thì bạn có thể được thỏa sức chọn lựa những cơ hội nghề nghiệp đa dạng từ quản lý chất lượng sản phẩm như: dược, lương thực, thực phẩm … cho đến xét nghiệm trong các phòng khám, bệnh viện.
Để có thể học tốt và thành công trong ngành Công nghệ sinh học, người học cần có những tố chất, kỹ năng sau:
- Có đam mê với khoa học và công nghệ;
- Có sự chăm chỉ, cẩn thận và tư suy logic;
- Trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học;
- Học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt là Sinh học;
- Ham học hỏi và khả năng tự tìm hiểu;
- Chịu được áp lực công việc.
Tham khảo thêm:
- Ngành công nghệ sinh học mức lương bao nhiêu?
- 5 ứng dụng công nghệ sinh học phổ biến trong thực tiễn
- Ngành công nghệ sinh học học trường nào tốt nhất?
Hi vọng từ những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên chắc hẳn đã có thể trả lời cho câu hỏi “ngành Công nghệ sinh học thi khối nào?” và đem đến các tin tức hướng nghiệp hữu ích cho bạn đọc và giúp các bạn lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân.