Được dự đoán là ngành học của tương lai, ngành Công nghệ sinh học đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ mỗi mùa tuyển sinh. Tuy nhiên, chọn trường đại học nào để theo đuổi lĩnh vực này là nỗi băn khoăn của không ít thí sinh. Vậy ngành công nghệ sinh học ra làm gì? Cùng theo dõi bài viết để được giải đáp nhé!
Ngành Công nghệ sinh học là gì?
Đây là một câu hỏi được nhiều thí sinh và phụ huynh đặt ra khi tìm hiểu về ngành công nghệ sinh học. Về bản chất Công nghệ sinh học là ứng dụng các kiến thức sinh học, quy trình công nghệ và thiết bị để tạo ra các sản phẩm thương mại có giá trị cao ở quy mô công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành.
Công nghệ sinh học là lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như: chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tính mới (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản); chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng trong y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh; xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải…
Những cơ hội đối với ngành Công nghệ sinh học
Thế kỉ 21 được gọi là thế kỉ của Công nghệ sinh học khi mà các nước trên thế giới đua nhau đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn này. Tại Việt Nam, ngành Công nghệ sinh học cũng nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay cho đến năm 2030, nhằm ứng dụng vào các lĩnh vực như y dược, nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường.
Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ sinh viên trong chăm sóc sức khoẻ để chẩn đoán, điều trị các bệnh nguy hiểm, bệnh mới, ứng dụng công nghệ tế bào gốc; sản xuất vắc-xin, dược phẩm; tạo ra các sản phẩm sinh học phục vụ trong chế biến thực phẩm, chăn nuôi,…; tạo các giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ hải sản có năng xuất, chất lượng và giá trị cao.
Tham khảo thêm:
- Công nghệ thực phẩm – Lĩnh vực được nhiều bạn trẻ chọn lựa
- Máy hàn Laser – Sự cải tiến của công nghệ hàn Laser
Công nghệ sinh học tốt nghiệp ra trường làm gì?
Giảng viên tại các trường Cao đẳng, Đại học
Sau khi tốt nghiệp công nghệ sinh học , với những bạn trẻ có niềm đam mê với môi trường sư phạm có thể trở thành giảng viên Công nghệ sinh học ở các trường Đại học, Cao đẳng, và Trung học Chuyên nghiệp. Là giảng viên bạn sẽ luôn có cơ hội được làm việc với những nhóm nghiên cứu mạnh trong trường, được thường xuyên bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ trong nước và nước ngoài.
Nghiên cứu viên tại các Trung tâm và Viện nghiên cứu
Một số đơn vị nghiên cứu uy tín trong lĩnh vực Công nghệ sinh học có thể kể đến là: Viện Sinh học Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Công nghệ sinh học và Viện Nghiên cứu hệ gen, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Công nghiệp Thực phẩm, Viện Nghiên cứu Ngô…
Nhân viên Phát triển sản phẩm tại phòng R&D của các công ty
Trong những năm gần đây, hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm) đã và đang được đầu tư mạnh mẽ cả trong khối các doanh nghiệp Nhà nước và các công ty tư nhân. Việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới, phát triển các dòng sản phẩm mới đang được các công ty giao phó cho phòng R&D và trực tiếp triển khai là các nhân viên Phát triển sản phẩm.
Kỹ thuật viên xét nghiệm – Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm
Nơi làm việc sẽ là Labo xét nghiệm tại các Bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng các tuyến từ Trung ương tới huyện, các Bệnh viện và phòng khám tư nhân…
Các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm chủ yếu làm việc tại các phòng thí nghiệm phân tích, phòng kiểm nghiệm, phòng KCS, phòng QC của các trung tâm kiểm nghiệm, công ty sản xuất dược và thực phẩm chức năng, công ty sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học, các trung tâm xét nghiệm ADN huyết thống tư nhân…
Giáo viên dạy môn Sinh học
Nhiều bạn sinh viên sau khi ra trường đã lựa chọn về địa phương làm giáo viên dạy môn Sinh học tại các trường phổ thông và Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Đây là lựa chọn hợp lý với các bạn muốn có một môi trường làm việc sư phạm nhưng không yêu cầu nhiều về nghiên cứu khoa học chuyên sâu.
Chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ
Trở thành chuyên viên quản lý Khoa học và Công nghệ là một lựa chọn đối với các Kỹ sư, Cử nhân Công nghệ sinh học. Do đặc thù của cơ quan quản lý khoa học nên mỗi Bộ, cơ quan ngang Bộ và trực thuộc Bộ sẽ có những tiêu chí riêng về trình độ và bằng cấp đào tạo. Ngoài yêu cầu về chuyên môn thì các chuyên viên quản lý cần được bồi dưỡng thường xuyên về kỹ năng liên quan đến quản lý nhà nước như quản trị dự án, quản trị thông tin…
Kinh doanh hóa chất và thiết bị vật tư Công nghệ sinh học
Trong xu hướng phát triển những năm gần đây, các công ty nhập khẩu và phân phối hóa chất, thiế bị khoa học công nghệ đã tập trung nhiều vào mảng R&D và dịch vụ sau bán hàng. Vì vậy, họ rất cần những nhân viên bán hàng có sự am hiểu sâu sắc về công nghệ của thiết bị cung cấp và những chuyên gia kỹ thuật có khả năng đảm nhận tốt các dịch vụ chăm sóc kỹ thuật sau bán hàng.
Học Công nghệ sinh học ở đâu?
Thành lập từ năm năm 1997, đến nay sau 22 năm hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng – HIU có đội ngũ cán bộ, giảng viên là những chuyên gia đầu ngành của Việt Nam và nước ngoài tham gia giảng dạy. Đảm bảo chất lượng đầu ra đạt chuẩn quốc tế, sinh viên tốt nghiệp Đại học Hồng Bàng dễ dàng tìm kiếm vị trí tốt tại các Doanh nghiệp và Tập đoàn.
Chương trình đào tạo cử nhân Công nghệ sinh học của Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng trang bị cho sinh viên kiến thức toàn diện về Công nghệ sinh học từ sinh học phân tử, kỹ thuật gene đến ứng dụng vào sản xuất trong các ngành y dược, nông nghiệp và công nghiệp, thực phẩm và môi trường. Bên cạnh kiến thức cơ bản và kỹ năng về Công nghệ sinh học, khả năng thực hành nghề nghiệp, thích ứng tốt với môi trường làm việc, có trình độ tiếng Anh tương đương với IELTS 5.0 trở lên.
Sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng mềm như khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc, thuyết trình, giải quyết tình huống, làm việc nhóm, có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên – xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành Công nghệ sinh học, có năng lực nghiên cứu khoa học, tiếp cận và ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào thực tiễn nghề nghiệp.
Chương trình đào tạo cử nhân Công nghệ Sinh học trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng tập trung đào tạo các lĩnh vực mũi nhọn về công nghệ sinh học Y-Dược, Công nghệ Sinh học thực phẩm, Công nghệ Sinh học Môi trường. Cán bộ giảng dạy cơ hữu của nhà trường có nhiều PGS, TS, Ths được đào tạo bài bản từ các trường Đại học nổi tiếng, xếp hạng 100-500 trên thế giới: Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel, Australia, Hoa Kỳ, Thailand, Pháp, Đức… và trong nước; đáp ứng được các hoạt động NCKH, triển khai, chuyển giao ứng dụng và hợp tác quốc tế.
Tham khảo thêm:
- 5 ứng dụng công nghệ sinh học phổ biến trong thực tiễn
- Ngành công nghệ sinh học học trường nào tốt nhất?
- Ngành công nghệ sinh học thi khối nào? Môn gì?
Ngành Công nghệ sinh học xét tuyển những tổ hợp môn nào?
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (Mã trường: HIU) tuyển sinh ngành Công nghệ sinh học của HIU (Mã ngành: 7420201) với 4 tổ hợp môn gồm:
- AOO: Toán, Lý, Hoá
- A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
- A02: Toán, Lý, Sinh
- B00: Toán, Hoá, Sinh
Bên cạnh đăng ký xét tuyển bằng các tổ hợp môn thí sinh có thể xét tuyển học bạ 5 học kỳ (không bao gồm học kỳ 2 lớp 12) và Xét tuyển học bạ bằng tổng điểm 3 năm học (lớp 10, lớp 11 và lớp 12).
Như vậy, với nhưng thông tin trên hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về ngành Công nghệ sinh học là gì, ngành công nghệ sinh học ra làm gì trong tương lai. Nắm bắt cơ hội và học ngành công nghệ sinh học thôi nào?
Tổng hợp: congnghe68.net