Chắc hẳn bạn đã nghe qua ngành công nghệ sinh học trước bậc thềm bước vào cánh cửa đại học. Ngành công nghệ sinh học cũng nhận được nhiều sự quan tâm và chọn lựa cho tương lai của các bạn trẻ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hình dung và nắm rõ ngành công nghệ sinh học là gì, làm những công việc gì và mức lương ngành công nghệ sinh học như thế nào? Tất cả thắc mắc sẽ được chúng tôi giải thích phía dưới đây.
Hiểu về ngành công nghệ sinh học là gì?
Ngành công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng các vi sinh vật, các tế bào động-thực vật kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm sinh học có giá trị phục vụ cho đời sống của con người, bảo vệ môi trường và phát triển đất nước.
Công nghệ sinh học bao gồm 3 mức độ khác nhau như công nghệ sinh học truyền thống, công nghệ sinh học cận đại và công nghệ sinh học hiện đại. Công nghệ sinh học được ứng dụng trong sản xuất thuốc, thú ăn phát triển giống cây trồng, xét nghiệm trong y khoa hay điều chế và sản chất hoá chất, v.v.
Học ngành công nghệ sinh học ra trường làm gì?
Sau quá trình đào tạo và tốt nghiệp, ngành công nghệ sinh học có thể chịu trách nhiệm và đảm nhận nhiều công việc và vai trò khác nhau.
Giảng viên chuyên ngành công nghệ sinh học
Sau khi ra trường, các bạn có kiến thức môn tốt có khả năng trở thành các giảng viên tại các trường Cao đẳng, Đại học chuyên ngành công nghệ sinh học.
Giảng viên sẽ được tiếp xúc với nhiều cách thí nghiệm và nghiên cứu khác nhau trong môi trường giảng dạy. Bên cạnh đó, giáo viên dạy môn Sinh cũng là một cơ hội thích hợp đối với những bạn yêu thích môi trường sư phạm mà không yêu cầu chuyên môn cao.
Kỹ thuật viên phòng thử nghiệm công nghệ mới
Công việc của kỹ thuật viên sẽ làm việc tại Labo xét nghiệm của bệnh viên hoặc trung tâm y tế. Ngoài ra, môi trường làm việc của họ cũng bao gồm các phòng kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm tại các công ty sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học hoặc các trung tâm xét nghiệm ADN,…
Nhân viên phát triển sản phẩm phòng R&D
Hoạt động R&D là hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ để phát triển các sản phẩm và công nghệ mới. Nhân viên phát triển sản phẩm sẽ đảm nhiệm và triển khai các sản phẩm này.
Nghiên cứu viên
Cử nhân sau tốt nghiệp có thể làm nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu uy tín như Viện Sinh học Nông nghiệp, Viên Bảo vệ thực vật, Viện Công nghiệp thực phẩm, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Công nghệ sinh học và Viện Nghiên cứu hệ gen, v.v.
Nhân viên kinh doanh lĩnh vực công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học luôn cần các máy móc hiện đại và hoá chất dành cho nghiên cứu, vì thế các công ty mua bán các hóa chất và thiết bị vật tư công nghệ sinh học luôn cần những nhân viên bán hàng có kiến thức và sự am hiểu đối với các thiết bị và hóa chất ngành công nghệ sinh học để tư vấn và hỗ trợ khách hàng tốt nhất.
Học công nghệ sinh học ở đâu tốt nhất?
Ngành công nghệ sinh học được đào tạo ở nhiều nơi từ khắp các trường trên cả nước. Mỗi mùa tuyển sinh những năm gần đây thu hút rất nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm đến ngành công nghệ sinh học và những trường đào tạo tốt nhất. Đối với ngành công nghệ sinh học, sẽ thi đại học các tổ hợp môn xét tuyển sau đây:
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học.
- B00: Toán, Hóa học, Sinh học
- B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn
- D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
- D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
Tuỳ vào mỗi trường sẽ xét điểm dựa trên một trong những tổ hợp trên và đối với các trường càng tốt, điểm xét tuyển sẽ càng cao. Chúng tôi đã tổng hợp cho bạn top 10 trường đại học đào tạo ngành công nghệ sinh học tốt nhất Việt Nam hiện nay:
- Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại Học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại Học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Đại học Bách khoa Đà Nẵng
- Đại học Bách khoa TP.HCM
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Cần Thơ
Ngoài các trường đại học top trên nước, bạn có thể tham khảo các quốc gia khác có kiến thức mạnh về ngành công nghệ sinh học.
Tham khảo thêm:
- Công nghệ thực phẩm – Lĩnh vực được nhiều bạn trẻ chọn lựa
- Máy hàn Laser – Sự cải tiến của công nghệ hàn Laser
Du học Mỹ
Mỹ là một đất nước phát triển lớn trên thế giới, do đó họ đầu tư rất nhiều vào ngành công nghệ sinh học cũng như chương trình đào tạo bài bản và chuyên nghiệp.
Khi du học ngành công nghệ sinh học tại Mỹ, bạn sẽ vừa có cơ hội học lý thuyết và tiếp xúc với các thí nghiệm thực tế. Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được tập tại các bộ phận nghiên cứu chuyên sâu.
Du học Úc
Chính phủ Úc cũng rất chú trọng đến các hạng mục công nghệ cộng với môi trường học tập chỉnh chữ, được đầu tư từ trang thiết bị đến kiến thức các khóa học sẽ giúp bạn có kiến thức ngành công nghệ sinh học vững và phát triển bản thân.
Ngành công nghệ sinh học ở Úc được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau như công nghệ sinh học trong nông nghiệp, công nghệ sinh học trong thực phẩm, công nghệ sinh học trong môi trường.
Du học Anh
Anh Quốc luôn là quốc gia đi đầu về công nghệ trên thế giới và ngành công nghệ sinh học cũng không ngoại lệ. Anh đang là đất nước chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển dược phẩm sinh học ở châu Âu.
Chất lượng trường đại học của Anh Quốc cũng được xếp top đầu trên bảng xếp hạng trường đại học tốt nhất thế giới. Do đó, du học ngành công nghệ sinh học ở Anh là một lựa chọn sáng giá với nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn.
Lương ngành công nghệ sinh học có cao không?
Lương sinh viên công nghệ sinh học mới ra trường
Các bạn sinh viên sắp tốt nghiệp và mới ra trường đều sẽ quan tâm đến kiếm việc làm và mức lương của công việc đó. Lương ngành công nghệ sinh học quyết định dựa vào các yếu tố khác nhau như tuỳ vị trí làm việc, kiến thức chuyên môn và trình độ làm việc như thế nào.
Đối với các cử nhân chưa có kinh nghiệm, lương ngành công nghệ sinh học trung bình khoảng 8.000.000 VNĐ/tháng.
Mức lương công nghệ sinh học cho người có kinh nghiệm
Mức lương ngành công nghệ sinh học sẽ thay đổi theo kinh nghiệm của từng người và tuỳ vào từng vị trí. Các bạn sinh viên sau 1-2 năm kinh nghiệm có cơ hội trở thành nghiên cứu viên hoặc chuyên viên sẽ có mức thu nhập tính theo hệ số cơ bản. Vị trí này sẽ được làm việc tại Viện nghiên cứu và các cơ quan có thẩm quyền.
Đối với những bạn làm nhân viên kinh doanh hay giám đốc sản xuất sẽ có mức thu nhập tốt hơn so với các bạn ở vai trò nghiên cứu. Ở các doanh nghiệp tư nhân và cơ quan nhà nước mức lương trung bình sẽ từ 10.000.000 VNĐ/tháng. Với các chức vụ cao hơn, sẽ có mức lương tốt hơn và phụ thuộc vào công nghệ mới được phát triển hoặc sản phẩm mới.
Lương kỹ sư công nghệ sinh học
Kỹ sư công nghệ sinh học có mức lương khá ổn định, dao động từ khoảng 12.000.000- 20.000.000 VNĐ/tháng, tuỳ vào kinh nghiệm và trình độ chuyên môn mỗi người. Bên cạnh đó, kỹ sư công nghệ sinh học còn được khoản phúc lợi từ công ty cũng như các khoản phụ cấp khác theo luật đang hiện hành.
Tham khảo thêm:
- Học ngành công nghệ sinh học ra làm gì?
- 5 ứng dụng công nghệ sinh học phổ biến trong thực tiễn
- Ngành công nghệ sinh học học trường nào tốt nhất?
Cơ hội việc làm ngành công nghệ sinh học
Những năm gần đây ngành công nghệ sinh học ở nước ta tăng trưởng cao để tập trung nâng cao chất lượng sức khoẻ và đời sống của mọi người. Ngành công nghệ sinh học đang là một trong những ngành được Bộ Khoa học và Công Nghệ đưa vào chiến lược phát triển khoa học và công nghệ.
Hiện nay có rất nhiều lĩnh vực thuộc công nghệ sinh học như nông nghiệp, dược phẩm và y học, v.v và có hơn 500 công ty và các trung tâm ngành công nghệ sinh học đang hoạt động trên khắp cả nước.
Do đó, cơ hội làm việc cho ngành công nghệ sinh học là vô cùng lớn. Tuy nhiên, bạn luôn cần trau dồi các kiến thức và trình độ chuyên môn để được tuyển dụng tại các doanh nghiệp lớn, giúp bạn học hỏi và có mức thu nhập tốt hơn.
Kết luận
Hy vọng với các thông tin về định nghĩa ngành công nghệ sinh học, công việc và mức lương ngành công nghệ sinh học đã giúp bạn hình dung rõ hơn về ngành nghề này. Bạn luôn cần học hỏi và không ngừng nắm bắt các công nghệ mới để ứng dụng vào ngành công nghệ sinh học, tạo ra nhiều cơ hội làm việc cho bản thân.